Ghi Nhớ?
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Dành cho fan của Trịnh Công Sơn Avatar11



Về Đầu Trang
3/31/2011, 11:14 am
mrtuyen35.bk
Chẳng có gì ngoài nụ cười tắt nắng!
mrtuyen35.bk
Mod
Mod
mrtuyen35.bk

Birthday : 07/11/1991
Coin : 59032
Thanks : 49
Status : Chẳng có gì ngoài nụ cười tắt nắng!

Nhạc Trịnh Công Sơn vẫn là nguồi suối dào dạt trong nền âm nhạc Việt Nam. Người ta hát nhạc Trịnh, nghe nhạc Trịnh, say nhạc Trịnh, bình nhạc Trịnh. Từ ngày nhạc sĩ qua đời, âm nhạc Trịnh Công Sơn không những hao mòn mà còn phát triển mạnh mẽ. Nhạc Trịnh sáng tác nhẹ nhàng như lấy chữ từ túi ra, như ngôn từ bật lên từ cảm xúc, không phải dụng công nhiều mà đắm say. Cho đến nay, người ta vẫn nghiên cứu nhạc Trịnh, ông đã sáng tác bao nhiêu bài hát hay ý nghĩ những ca từ trong tác phẩm..

HAI BÀI HÁT MỚI NHẤT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN


Nhà nghiên cứu Nguyễn Ðắc Xuân vừa gửi đến Tuổi Trẻ bài viết về hai tác phẩm tưởng đã lãng quên của Trịnh Công Sơn. Niềm vui tìm gặp hai ca khúc này của Nguyễn Ðắc Xuân có lẽ là niềm vui chung của tất cả những người yêu nhạc Trịnh.

Dành cho fan của Trịnh Công Sơn ImageView
Ảnh Trịnh Công Sơn lúc học Trường Sư phạm Quy Nhơn - thời gian viết hai bài hát Sao chiều và Hoa buồn - Ảnh tư liệu

Sau khi tìm được và công bố trường ca Dã tràng ca của Trịnh Công Sơn sáng tác ở Quy Nhơn (Bình Ðịnh) khoảng năm 1963, tôi không hi vọng tìm thêm được một nhạc phẩm bị lãng quên nào khác của Trịnh nữa. Nhưng rồi tôi xóa bỏ ý tưởng đó khi được đọc bài "Trịnh Công Sơn: một đời phiêu lãng, một cõi đi về..." của Thế Ngọc.

Trong bài viết "Trịnh Công Sơn: một đời phiêu lãng, một cõi đi về...", dược sĩ Trương Tất Thọ đã ghi được một thông tin rất thú vị từ Trịnh Công Sơn: "Tình cờ tôi được nghe một em nữ sinh viên hát một bài hát tôi sáng tác trước bài Ướt mi mà bây giờ tôi đã quên. Và tôi ký tặng em bài Hạ trắng với yêu cầu em phải viết tặng lại tôi bài Hoa buồn. Bài này tôi chỉ hát chơi cho bạn bè nghe [hồi] thập niên 1960 và chắc có bậc cha mẹ nào đó thuộc rồi hát lại nên cô bé mới thuộc theo. Ðúng là em còn nhớ mà tôi đã... quên. Ngoài bài Hoa buồn, tôi còn có bài Sao chiều sáng tác năm 1957, lúc ấy tôi 18 tuổi và trường ca (dài khoảng 30 phút) mang tên Dã tràng ca viết ở Quy Nhơn thời học sư phạm".

Dã tràng ca thì tôi đã tìm được. Nhưng Hoa buồn và Sao chiều có còn không? Tìm đâu bây giờ? Óc khám phá những bí ẩn trong tôi lại dậy lên. Thế rồi thật không ngờ, giữa những ngày tháng 3-2011 này, trong không khí chuẩn bị kỷ niệm 10 năm "giã từ cõi tạm" của Trịnh Công Sơn, hai anh Võ Tấn Tài và Nguyễn Hữu Bàng từ Quảng Ngãi gửi tặng tôi bản sao tờ "Chương trình đại nhạc hội do ban văn nghệ chi đoàn sư phạm trình diễn" vào đầu năm 1963 ở Quy Nhơn. Tờ chương trình giới thiệu nội dung ba suất diễn. Suất thứ nhất đêm 12-1-1963, suất thứ hai sáng 13-1-1963 và suất thứ ba đêm 13-1-1963.

Ðây là tài liệu rất quý đối với các nhà nghiên cứu. Ðọc kỹ nội dung chương trình ba suất diễn ấy, mắt tôi dính vào 20 tiết mục của suất diễn đêm 13-1-1963. Tiết mục thứ nhất Dã tràng ca - trường ca tôi đã may mắn khám phá và công bố cách đây gần mười năm. Ðặc biệt trong đêm diễn ấy có hai bài hát mà tôi đang khổ công tìm. Ðó là bài Hoa buồn của Trịnh Công Sơn do Vũ Lập đơn ca (tiết mục 2) và bài Sao chiều của Trịnh Công Sơn do Hữu Thái hát (tiết mục 8). Vậy là vui quá, tôi đã bắt được "nguồn" để truy tìm hai bản nhạc đã "thất truyền" của Trịnh!

Tôi ngược đường Bùi Thị Xuân lên Phường Ðúc (Huế) gặp cô giáo Lê Thị Ngọc Trinh - người có tham gia vài tiết mục trong đêm diễn 13-1-1963, cũng từng hoạt động văn nghệ với Trịnh Công Sơn ở Quy Nhơn và cùng được bổ lên dạy học ở Bảo Lộc (Lâm Ðồng). Ngọc Trinh vui vẻ lục tìm trong chồng nhạc cũ lấy đưa cho tôi một xấp bản nhạc chép tay dùng để tập hát chuẩn bị cho ba đêm "đại nhạc hội" gần 50 năm trước. Trong xấp nhạc cũ ấy có hai bản Hoa buồn và Sao chiều do chính Ngọc Trinh và một người bạn chép.

Tờ chương trình ghi nội dung ba suất diễn văn nghệ của giáo sinh Trường Sư phạm Quy Nhơn đầu năm 1963 ở Quy Nhơn và hai bản nhạc Sao chiều và Hoa buồn đã giúp tôi đính chính thời điểm xuất hiện trường ca Dã tràng ca là vào hai ngày 12 và 13-1-1963 chứ không phải vào bất cứ thời gian nào khác.

Bài Hoa buồn Trịnh Công Sơn viết lúc anh mới trên 20 tuổi, làm chơi, chưa chăm chút kỹ nhưng ca khúc cũng lóe lên những tín hiệu về cái chất nhạc và chủ đề mà Trịnh Công Sơn đã theo đuổi đến cuối đời - chủ đề về thân phận làm người. Lúc ấy, với hoàn cảnh bi đát và thân phận nhỏ nhoi của mình, anh nghi ngờ sự hiện hữu của mình trong lòng người sau này: "Ngày sau còn có ai nhắc tên mình không". Nhưng gần 40 năm sau với hàng trăm nhạc phẩm về con người và dân tộc Việt đi vào lòng người, người yêu nhạc Trịnh đã trả lời cho anh.

Dành cho fan của Trịnh Công Sơn Trinh_cong_son

Ðể xưng tụng sự nghiệp âm nhạc lớn lao của anh, nhân 10 năm anh giã từ cõi tạm, nhiều hoạt động âm nhạc Trịnh Công Sơn chưa từng có đang diễn ra trên các thành phố lớn của Việt Nam. Hàng chục đầu sách trong và ngoài nước đã viết về anh. Những bí ẩn cuộc đời anh không ngừng được khám phá. Hai nhạc phẩm Sao chiều và Hoa buồn anh đã quên nay được tìm thấy để điền vào chỗ trống trong danh mục tác phẩm âm nhạc của anh. Xin anh hãy xem đây là một nén hương của người cùng thời nhớ anh và tưởng niệm anh.

Hoa buồn
(Viết trước 1963)

Từ khi bước vào cuộc đời mưa nắng
Nắng mưa không ngừng úa phai môi hồng
Ngồi đây đếm chuyện buồn vui đang đến
Thời gian nào quên bước chân triền miên
Với bao nỗi buồn ngày nay còn ai nhớ
Để sau rồi nhắc nhở thế nhân nguyện khắc ghi sâu tâm hồn
Ngoài kia gió lộng đời lên câu hát
Tháng năm lạnh lùng kết nên hoa buồn
Mộng chưa gói trọn niềm vui đã mất
Ngày sau còn có ai nhắc tên mình không?


Sao chiều
(Viết trước năm 1957)

Bao cánh chim bay vun vút trời mây
Một người ngồi đây mà nhìn cảnh sao
Sao đêm cô đơn nhìn núi đồi cao
Buồn chiều ngơ ngác giăng lên nhịp cầu
Bến sông này ngàn năm che kín đàn tôi
Người xưa bây giờ còn hoài cổ
Ai quay về nghe giọng hò hát Nam ai,
Nam bình nghe nỗi buồn vu vơ
Như áng mây trôi về phố chiều nay
Nụ cười hồn nhiên nở trong phố nâu
Áo trắng lung linh lộng gió trời cao
Ngẩn ngơ đàn bướm quay lui vườn đào.

[/i]Dành cho fan của Trịnh Công Sơn Trinh-cong-son
Điểm hẹn của những người say mê, muốn nhớ về Trịnh trong ngày giỗ anh luôn là Hội quán Hội Ngộ (Khu du lịch Bình Quới 1, TP.HCM).

SÁCH VỀ THƯ TÌNH TRỊNH CÔNG SƠN

Vừa qua, đại diện gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là ông bà Nguyễn Trung Trực - Trịnh Vĩnh Trinh, cùng nhà thơ Nguyễn Duy, nhà báo Nguyễn Trọng Chức, nhà nghiên cứu Bùi Vĩnh Phúc đã kết hợp với NXB Trẻ (TPHCM) biên soạn và ấn hành bộ sách kỷ niệm 10 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (2001 - 2011) - trong đó có cuốn “Thư tình gửi một người”, công bố hàng trăm bức thư của Trịnh Công Sơn viết gửi người yêu trước đây...

Người nhận lưu giữ cẩn thận suốt gần nửa thế kỷ nay - kể từ bức thư đầu tiên Trịnh Công Sơn viết ở Blao gửi về Huế cuối thu 1964, đến bức cuối cùng gửi từ TP.HCM ra nước ngoài tháng 1.2001, trước lúc ông qua đời vài tháng (1.4.2001). Tất cả đều gửi đến một người - người ông yêu từ năm cô ấy là nữ sinh 16 tuổi: Ngô Vũ Dao Ánh.

Bà Dao Ánh hiện sinh sống ở nước ngoài và suốt mấy chục năm qua, bà không muốn ai đọc những bức thư “dành cho riêng mình”, song gần đây, bà đã quyết định dành tặng lại gia đình nhạc sĩ.

Ngày 1.4.2011, đúng mười năm sau ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm để rong chơi chốn vĩnh hằng, sẽ công bố cuốn “Thư tình gửi một người”, 300 trang sách đã chứa đựng hàng trăm bức thư của Trịnh Công Sơn viết gửi người yêu trước đây...

Trịnh Công Sơn đã nói lời yêu em bằng ngôn ngữ thật đẹp, là bản chúc thư ca ngợi tình yêu, là thân phận, là những dằn vặt triền miên về kiếp người. Người ta nói nghệ thuật là đời sống riêng biệt, hiếm hoi. Trong trường hợp này, dường như tình yêu đã làm nên những cảm xúc để từ đó ra đời những tình khúc huyền thoại để lại cho cuộc đời.

Sau gần nửa thế kỷ, hơn ba trăm bức thư tình mới được chủ nhân của nó tiết lộ, hé mở phần sâu thẳm trong trái tim một nhạc sĩ tài hoa, gắn với một thời đoạn khai sinh những ca khúc bất hủ về tình yêu và thân phận...

Dành cho fan của Trịnh Công Sơn 349936-08

25 tuổi, tốt nghiệp trường Sư phạm Quy Nhơn, Trịnh Công Sơn đã chọn B’lao, một thị trấn chênh vênh giữa những tầng mây để sống như một kẻ ẩn dật, ôm theo mối tình si với người con gái xứ Huế mang tên Dao Ánh.

Bức thư đầu tiên anh gửi ngày 17.9.1964, với những lời mở đầu như một tiếng reo vui “Dao Ánh, Dao Ánh, Dao Ánh…”. Nét chữ của anh hồi ấy nắn nót như những nốt nhạc: “Anh cảm ơn Ánh nghìn lần đã yêu thích thiên-đàng-sương-mù của anh. Anh sẽ cố gắng yêu thích lấy nó đến bao giờ không thể. Ở đây có cái tự do của con người mỗi ngày chỉ thấy mình và trời đất…”.

B’lao bỗng hiển hiện thật rõ nét với hình ảnh một người đàn ông mơ mộng trầm tư ngày ngày chỉ có một niềm vui duy nhất là ra bưu cục đón nhận những bức thư. Anh viết về những ngày dài hoang vu, những buổi sáng thức dậy trong im lặng, những buổi tối trăng non… Anh gọi tên Dao Ánh không biết bao nhiêu lần trong thinh không… Anh dệt lên trong tâm tưởng một hình ảnh thật trinh nguyên, một Dao Ánh với “mái tóc thật dài, với tâm hồn lá non và tiếng cười hồn nhiên như một buổi sáng mùa xuân…”. Bắt gặp đâu đó trong những cuộc hẹn hò bất thành của anh là những giận hờn, trách cứ như biết bao người đàn ông khác trong tình yêu. Nhưng trách cứ của anh sao mà dịu dàng, sao mà ngọt ngào, yêu thương.

Những kỷ niệm đẹp nhất giữa hai người đã trở thành cái cớ cho những suy tư về thân phận, về chiến tranh, về tình yêu của Trịnh Công Sơn tuôn trào. Hay có lẽ cái khoảng cách vời vợi giữa một tình yêu quá mộng mị đã giúp anh soi rọi một cách trầm tĩnh nhất vào cái hố thẳm của riêng mình, để gọi tên những cảm xúc cho Phúc âm buồn, Tuổi đá buồn, Lời buồn thánh, Như cánh vạc bay, Chiều một mình qua phố… Dao Ánh còn giữ lại nguyên vẹn bản viết tay đầu tiên của Mưa hồng, Tuổi đá buồn với lời đề tặng “bản của Ánh đó”. Suốt cả mùa hè năm 1965, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lơ lửng giữa sự sống và cái chết, với những cơn hôn mê trước giấc ngủ của một kẻ tuyệt vọng cùng cực. Những ca khúc phản chiến, kêu gọi hoà bình rúng động lòng người đã ra đời chính trong thời điểm này, như Ca dao mẹ, Lại gần với nhau, Người con gái Việt Nam da vàng... Những ca khúc tranh đấu quyết liệt để giành lại quyền sống, để được làm người.


Dành cho fan của Trịnh Công Sơn Images?q=tbn:ANd9GcTpCvHZtovXVhY5L8940Npn1XuNgKt70u8ZZS7nMrrhe8r8Bn4bYA

Thủ bút Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn dạy tại B’lao chỉ ba năm, từ 1964 đến 1967, ba năm đều đặn với hơn ba trăm bức thư tình. Quả thật anh là người viết thư tình lãng mạn nhất của thời đại. Bức thư đầu tiên anh nói lời cảm ơn, và bức thư chia tay cuối cùng, anh cũng nói lời cảm ơn. Mỗi lá thư của anh như một đoản văn đầy chất thi ca, chứa đựng tâm trạng lo âu, dằn vặt triền miên về kiếp người, lòng tin vào những điều tốt đẹp đang dần mất đi trong cõi nhân gian. Đây thực sự là mảng văn chương ấn tượng trong cuộc đời nghệ thuật của Trịnh Công Sơn, bên cạnh gia tài đồ sộ về âm nhạc của anh.

Năm 1993, Dao Ánh đã trở lại Việt Nam, và gặp lại Trịnh Công Sơn. Xin trả nợ người đã được anh viết liền một mạch vào đêm mùng ba tết năm ấy. Dưới bản nhạc anh viết tặng Dao Ánh là một tiếng thở dài đau nhói: “Nỗi buồn xin lỗi bàn tay/Tấm thân hiu quạnh ngồi say một mình…” Dao Ánh đã ly dị chồng ngay sau cuộc hội ngộ buồn bã này.

Những lời cuối cùng anh viết cho Dao Ánh là những ngày anh nằm trên giường bệnh. Anh không thể cầm bút được, nên phải đọc cho người bạn Sâm Thương viết giùm mình, và gửi qua email. Vẫn là những lời an ủi thật dịu dàng: “Ánh cố gắng tìm được những niềm vui nhỏ nhắn trong cuộc sống bình thường là quý giá lắm rồi. Chúc Ánh một cái tết thú vị dù chỉ một mình hay với người khác…”.

Hơn bốn mươi năm đã qua, bao tao loạn, thăng trầm, chiến tranh liên miên, rồi lấy chồng, sang Mỹ... vậy mà Dao Ánh vẫn cất giữ nguyên vẹn những bức thư tình, những chiếc phong bì, kể cả từng chiếc lá dã quỳ anh ép trong thư, cả những giọt nến anh đốt lên để viết tên chị... Nhưng có một điều ít ai biết, là lúc đó Ngô Vũ Dao Ánh, em gái của Ngô Vũ Bích Diễm (nhân vật của Diễm xưa), chỉ mới… mười lăm tuổi.

Không ít người thắc mắc tại sao đến giờ này, Dao Ánh mới chịu công bố những bức thư tình. Chính chị đã phải trải qua những ngày dài đắn đo, nên mười năm sau ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chúng ta mới được chiêm ngưỡng nó. Trong thư gửi Trịnh Vĩnh Trinh, em gái Trịnh Công Sơn, Dao Ánh viết: “Hãy nghĩ về anh Sơn không phải chỉ để dành riêng cho một con người, một gia đình, một thành phần cụ thể nào cả… Dù cho mình có yêu thương anh Sơn thế nào đi nữa thì anh đã là một vĩ nhân rồi, và theo hướng nhìn đó anh đã là của tất cả mọi người. Dao Ánh đã tập nghĩ cho mình như thế, để có thể giao phó tập thơ này cho gia đình xuất bản, như một món quà để lại cho thế hệ đời sau và văn chương Việt Nam…”.

Nhà thơ Nguyễn Duy, người được gia đình Trịnh Công Sơn tin cậy giao phó việc biên tập và xuất bản tác phẩm Thư tình gửi một người, thổ lộ: “Đọc hết ba trăm hai mươi bức thư tình, tôi gần như choáng váng. Cảm ơn những người tình như Dao Ánh đã biết gìn giữ tình yêu của anh Sơn trong bốn mươi sáu năm qua, tức là gần nửa thế kỷ. Dao Ánh vừa là một tình yêu rất cụ thể, đồng thời là một tình yêu biểu tượng. Một tình yêu cụ thể đã chấm dứt, nhưng biểu tượng tình yêu thì bất tử với thời gian…”.

Bây giờ đã quá khuya, chương trình chuyên đề về tình yêu còn để lại một vị đắng rất mỏng. Mọi người cũng đã ngủ từ lâu và anh cũng phải quyết định một lần cho Ánh lẫn cho anh. Một quyết định thật khó khăn và chẳng ai trong cuộc dám dứt khoát với chính mình. Quyết định nào cũng có sự khổ sở của nó. Anh cam đành là kẻ bội bạc để mở ra cho Ánh sự ngạt thở bấy lâu trong đó người này hay kẻ kia đã cố gắng đóng cho trọn vai trò của mình. Cho đến phút này anh vẫn cảm thấy chỉ riêng mình anh đã sống thật hồn nhiên trong tình yêu đã qua.

“Chúng mình chấm dứt tình yêu đó ở đây”

Hãy xem mọi lầm lỗi đều ở anh cả và sau quyết định này là một lối ngỏ thênh thang trên đó Ánh hãy đi vào những phiêu lưu mới đừng ăn năn, đừng băn khoăn gì cả. Tất cả đã rõ như một khoảng trắng. Cũng đành vậy thôi.

Anh đã nhìn tình yêu ở một độ cao nhất của thuỷ triều. Quyết định như không thuộc về anh. Anh xin cảm ơn bốn năm ròng rã nâng niu tình yêu đó. Cũng xin cảm ơn những buổi đợi chờ thật dịu dàng không bao giờ còn có được. Để vĩnh biệt nhau trong tình yêu đó anh chỉ muốn khuyên Ánh, trong tương lai hãy tự tin hơn và bớt suy tính.

Anh đã bất lực không cứu vãn gì được cho tình yêu của mình. Thêm một lần đánh mất và thất lạc những vàng son.

Đã viết quá dài ngoài ý muốn nhưng nói một lần mà cho tất cả về sau.

Cầu mong thật nhiều bình an cho Ánh và đời đời hạnh phúc trong những dự tính mới ở tương lai.

Thân yêu

Dành cho fan của Trịnh Công Sơn ImageHandler
Bút pháp thư Trịnh

Dự kiến sẽ phát hành vào đầu tháng 4, sách " Thư tình gửi một người" dự báo tạo nên một cơn sốt trong thế giới nhạc Trịnh, những câu yêu thương đầy ý nhị, ngọt ngào, sẽ là cuốn sách đẹp cho những ai đang yêu!

Dành cho fan của Trịnh Công Sơn Thu-tinh-gui-mot-nguoi


3/31/2011, 8:19 pm
Vũ Nguyên
Có ra đời mới biết vinh liền nhục
Vũ Nguyên
4rum Manager
4rum Manager
Vũ Nguyên

Birthday : 23/08/1991
Coin : 55767
Thanks : 44
Status : Có ra đời mới biết vinh liền nhục

^^ chắc kiếm cuốn này đọc học hỏi quá. Nhạc Trịnh đúng là hay thật. Nhưng cái chuyện tình này mới là đáng khâm phục, giống Hàn Mặc Tử, đời thi sĩ luôn thế mà, hèn chi bạn T chọn Xây dựng chứ ko làm thi sĩ, haha


4/1/2011, 12:44 pm
mrtuyen35.bk
Chẳng có gì ngoài nụ cười tắt nắng!
mrtuyen35.bk
Mod
Mod
mrtuyen35.bk

Birthday : 07/11/1991
Coin : 59032
Thanks : 49
Status : Chẳng có gì ngoài nụ cười tắt nắng!

Vũ Nguyên đã viết:
^^ chắc kiếm cuốn này đọc học hỏi quá. Nhạc Trịnh đúng là hay thật. Nhưng cái chuyện tình này mới là đáng khâm phục, giống Hàn Mặc Tử, đời thi sĩ luôn thế mà, hèn chi bạn T chọn Xây dựng chứ ko làm thi sĩ, haha

T đâu khờ khạo như vậy, nếu làm thi sĩ T sẽ là một thi sĩ đa tình mà giàu có!


4/1/2011, 12:47 pm
Vũ Nguyên
Có ra đời mới biết vinh liền nhục
Vũ Nguyên
4rum Manager
4rum Manager
Vũ Nguyên

Birthday : 23/08/1991
Coin : 55767
Thanks : 44
Status : Có ra đời mới biết vinh liền nhục

giàu có thì sẽ đa tình thôi àh, làm giàu trước khi xây nhà xập nhá, kẻo lại đi tù mà chưa hưởng tí gì


4/1/2011, 1:08 pm
mrtuyen35.bk
Chẳng có gì ngoài nụ cười tắt nắng!
mrtuyen35.bk
Mod
Mod
mrtuyen35.bk

Birthday : 07/11/1991
Coin : 59032
Thanks : 49
Status : Chẳng có gì ngoài nụ cười tắt nắng!

Vũ Nguyên đã viết:
giàu có thì sẽ đa tình thôi àh, làm giàu trước khi xây nhà xập nhá, kẻo lại đi tù mà chưa hưởng tí gì

há há, dân chơi đâu sợ mưa rơi, đang học môn kinh tế xây dựng, chỉ cách rút ruột mà ko sập nhà nói xấu
dự đoán môn này T điểm cao ak


Sponsored content



Dành cho fan của Trịnh Công Sơn Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất