|
| 11/2/2010, 10:15 am | |
| | | |
| |
Từ trước đến nay, “sinh viên” thường đi đôi với “nghèo”. Điều đó cũng dễ hiểu, Bởi đa phần họ chưa kiếm ra tiền nhưng phải sống tự lập, chi tiêu luôn phải tính toán dựa trên “trợ cấp” hàng tháng của ba mẹ. Luôn túng thiếu Giờ tập thể dục, B.M (sinh viên trường ĐH KHXH & NV) cười buồn: “Còn một tuần nữa mới hết tháng mà trong túi mình chỉ còn hai chục ngàn, không biết ăn uống ra sao nữa… Nếu có bắt đóng tiền phong trào gì đó thì mình chịu...” Khá nhiều sinh viên không dám gọi về xin tiền ba mẹ trong khi họ luôn thiếu trước hụt sau, số tiền vài trăm ngàn mỗi tháng không đủ để ăn, ở, đi lại, chuyện thư giãn hay mua sắm cá nhân còn quá xa vời… Trên một diễn đàn, có một chủ đề: “Chuyện tiền nong”. Đa phần các sinh viên vào chia sẻ, tâm sự. Mỗi người một hoàn cảnh, không phải sinh viên xa nhà đều nghèo, nhưng nhìn chung, khi tự lập, họ ít khi dư dả vì khá nhiều chi phí phát sinh. Lost2222 kể rất chân thành: “Đôi khi thấy mình thảm thật. Đi xe đạp, học công nghệ thông tin mà không có PC, đi trông quán net tranh thủ học bài, tiền ở nhà gửi lên tính chi li đến nỗi mình chưa từng tiêu vào việc gì mình thích. Chơi cf, “nhậu” thì chỉ để tạo quan hệ, nokia 1202 dùng sim vina sinh viên vì hay khuyến mại, đi học thì chịu khó ghi chép đầy đủ vì có tiền đâu mà mua sách, mà sách kĩ thuật cuốn nào cũng dày, đôi khi nghĩ có thêm cái PC với tiền mua sách mình bớt thời gian biết bao nhiêu, mà cũng để học thêm ra trường cho dễ xin việc chứ chưa dám yêu đương gì, đôi khi nhìn mấy tên lái LX có em ngồi sau lái vượt mặt mình sao mà tủi thân quá...” SongKoSo tâm sự: “Chỉ dám tự hào rằng, 3 năm sinh viên đến giờ, chưa một lần phải âm tiền. Nhưng ngoài chuyện đó ra cũng chẳng có cái gì cả. Chiếc điện thoại cùi bị rơi từ tầng 3 kí túc xá, chỉ bị cháy sim và móp pin, giờ bị lag không biết nó lăn ra “chết” lúc nào...Ăn uống mỗi ngày gói gọn 25k, điện thoại 1 tháng 25k sim sinh viên + 10k nạp (2 tháng 1 lần), quần áo chưa từng biết mở mồm xin bố mẹ hay anh chị để mua (khi về nhà mới dám)...
Sinh viên thành phố… Trái ngược với sinh viên sống xa nhà, luôn phải dè sẻn và tính toán sao cho không bị thiếu hụt vào gần cuối tháng, thì sinh viên thành phố sống khá thoải mái vì không lo chuyện ăn ở, sống gần ba mẹ nên luôn được lo lắng, đỡ áp lực như các sinh viên sống tự lập. “Đọc comment của mọi người nghe thảm quá. Mình cũng học đại học, xe máy có, PC có, sách đầy cả tủ đủ các kiểu, ăn cơm nhà 5 bữa một ngày cũng được, điện thoại nhắn tin suốt ngày, một tháng phải vài trăm, mà học thì lười như hủi, chả chịu học hành gì, nhưng mình tin những người như bạn lost2222 ra trường sẽ thành công hơn mình, bạn cố lên, đừng nhìn người ta giàu mà tủi thân, vì những bạn đó cũng phải nhìn những người khác nữa giàu hơn mà tủi thân bạn ạ. Giàu thì bao nhiêu cho đủ đâu? Đọc comment của bạn mình thấy mình kém cỏi quá... Sướng thì sướng thật mà chả có chí gì cả, học thì dốt, chỉ chơi là khoẻ” - rongcon3006, thành viên cùng diễn đàn với lost2222 và SongKoSo. Ngoài ra còn khá nhiều bạn tỏ ý thán phục các sinh viên xa nhà, sống tự lập. Chính vì không phải chi tiền thuê nhà, ăn uống, nên các sinh viên ở nhà cùng gia đình thường có cơ hội thư giãn vào cuối tuần bằng việc đi chơi, ăn uống, mua sắm…như thói quen. Họ có thiếu hụt tiền bạc thì ba mẹ cũng ở bên cạnh và sẵn sàng chu cấp. Tuy nhiên, chính vì không quản lí được hầu bao nên họ cũng rất dễ “viêm màng túi”, khi thì chi xài hoang phí, lúc thì một cái thẻ điện thoại để nạp cũng không mua được… Hãy tự cân bằng Một số sinh viên dù được cha mẹ gửi tiền đầy đủ thì cũng thường xuyên thiếu trước hụt sau vì nhiều chi phí phát sinh: đi ăn uống cùng bạn bè, mua sắm dụng cụ học tập, đau bệnh đột xuất… Do vậy, hãy tự cân bằng để hạn chế tối thiểu việc “âm tiền” vào cuối tháng bằng cách - Lập ra kế hoạch chi tiêu rõ ràng, cụ thể. Luôn có vài trăm ngàn dự phòng, và không nên đụng vào món tiền này, trừ những lúc cấp thiết. - Vào đầu tháng, hạn chế tiêu xài quá nhiều vào những thứ không cần thiết. Lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng, cụ thể: tiền nhà, tiền ăn, tiền học, tiền điện + nước + điện thoại, tiền đi chơi cùng bạn bè… Thống kê cụ thể đã chi ra những gì và hạn chế mắc nợ - Tìm một công việc gì đó để làm thêm, trang trải thu nhập. Đừng bi quan rằng mình không thể tìm được việc. Chỉ cần bạn kiên nhẫn. - Khi cần đóng tiền học, hãy giảm bớt tiền ăn; khi cần ăn nhiều để hồi phục sức khỏe, hãy cắt giảm tiện đi chơi, mua sắm… - Không nên so sánh với những bạn khác, rồi tự trách mình nghèo, mình khổ. Chỉ cần chi tiêu hợp lý theo mức đã có, thì bạn đã rất bản lĩnh rồi. Trong khó khăn, chúng ta sẽ phấn đấu gấp đôi bình thường. Mong rằng các bạn sinh viên sẽ luôn có cách chi tiêu hợp lý và không phải đau đầu chuyện tiền bạc.
muctim.com |
|
|
11/2/2010, 12:24 pm | |
| | | |
| |
em thấy sinh viên nghèo vật chất thôi mà , đời sinh viên vui nhất mà vẫn luôn giàu tinh thần mà |
|
|
11/2/2010, 12:26 pm | |
| | | |
| |
trời ơi! tưởng N viết bài hay thế, ai ngờ dòng cuối "Muctim.com"! bó tay... nhưng cũng thực tế thật... tui cũng hay bị bắt đi ăn chè với nhóm, ko đi ko đc, mà tụi nó toàn ăn ở những chỗ 13-15k một li, một tháng đi hai lần như thế là thấy muốn âm tiền rùi.... nhưng nhờ kiên nhẫn và một chút may mắn nên giờ cũng tìm đc việc làm thêm, đỡ khổ!!! hihi |
|
|
11/2/2010, 12:50 pm | |
| | | |
| |
kiếm dc việc làm rồi ah, N kiếm hoài mà ko thấy đâu hết, híc, kiên nhẫn thôi. đúng là sinh viên nghèo về vật chất, còn tinh thần thì bị hành hạ bởi mấy ông thầy "dũng sĩ diệt sinh viên" PS: "mì gói luôn ngon một cách lạnh lùng khi cuối tháng" |
|
|  Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục | |
|
 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục | |
| |
Trả lời nhanh |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | | | Trang 1 trong tổng số 1 trang | | | | | |
|
|