|
| 12/5/2010, 7:53 pm | |
| | | |
| |
(giao duc 24h) - Nhiều trường dự kiến có những thay đổi về tuyển sinh như tăng chỉ tiêu (CT), thêm ngành học, mở rộng khối thi, vùng tuyển, cụm thi…
Điều chỉnh chỉ tiêu
Hầu hết các trường ĐH tại TP.HCM đều dự kiến tăng từ 5 - 10% tổng CT tuyển sinh so với năm 2010. Trường ĐH Kinh tế dự kiến tuyển 4.500 CT (tăng 200). Trường ĐH Luật cũng dự kiến tăng 10%. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật sẽ tăng 550 CT bậc ĐH…
Tuy nhiên, các trường cũng cân nhắc điều chỉnh CT trong từng ngành nghề cụ thể. Tiến sĩ Nguyễn Văn Thư - Phó hiệu trưởng trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, thông tin trường tăng 70 CT ngành Kỹ thuật công trình xây dựng, 50 CT ngành Quản lý xây dựng, 40 ngành Xây dựng cầu đường… Trong khi ngành Khai thác máy tàu thủy giảm 30 CT, Điều khiển tàu biển và Điện - tự động tàu thủy giảm 10 CT mỗi ngành. Ông Thư cho biết: “Đây là những điều chỉnh dựa trên nhu cầu xã hội về ngành nghề cũng như sở thích của thí sinh”.
Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM dự kiến tuyển 1.300 CT năm 2011 (tăng 100 CT so với năm 2010) nhưng do trường sẽ mở thêm cơ sở đào tạo tại Đà Lạt với 150 CT cho 3 ngành: Kiến trúc công trình, Kỹ thuật công trình và Mỹ thuật công nghiệp nên có sự thay đổi trong từng ngành. “Dù tổng CT tăng nhưng vì thêm cơ sở đào tạo nên thực chất CT từng ngành có giảm xuống”, ông Ninh Quang Thăng - Trưởng phòng Đào tạo nhà trường nói.
Những điểm mới đáng lưu ý trong tuyển sinh 2011, Giáo dục - du học, tuyen sinh 2011, thi dai hoc, giao duc, thi sinh, truong dai hoc
Mở rộng khối thi cho những ngành khó tuyển
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM dự kiến mở thêm ngành Sư phạm tiếng Nhật và Giáo dục học hệ sư phạm. Riêng ngành Sư phạm tâm lý - giáo dục trước đây được chuyển thành Tâm lý học giáo dục ở hệ cử nhân ngoài sư phạm. Thạc sĩ Tạ Quang Lâm - Phó trưởng phòng Đào tạo cho hay: “Một số ngành khó tuyển, nhà trường sẽ mở rộng khối thi để thu hút thí sinh. Ví dụ, ngành Ngôn ngữ Nga - Anh tuyển khối A, C, D (thay vì chỉ tuyển khối D1, D2); Ngôn ngữ Trung Quốc tuyển cả khối A, C (thay vì chỉ tuyển khối D1 và D4)...”. Ông Lâm giải thích thêm, sở dĩ có thể tuyển các khối thi khác nhau vào cùng ngành ngoại ngữ bởi khi học các ngành này, sinh viên phải học từ đầu chương trình. Ngoài ra, trường cũng đề xuất bỏ cụm thi tại Quy Nhơn và Cần Thơ vì ít thí sinh nên rất tốn kém. Các thí sinh của trường có thể thi nhờ tại ĐH Quy Nhơn và ĐH Cần Thơ để lấy kết quả xét tuyển NV1.
Trường ĐH Văn hóa TP.HCM cũng dự kiến mở thêm các chuyên ngành: Đạo diễn sự kiện văn hóa (khối R4) và Nghệ thuật dẫn chương trình (khối R5) thuộc ngành Quản lý văn hóa ở bậc ĐH. Riêng ngành Văn hóa dân tộc thiểu số mở rộng thêm khối D1 (thay vì chỉ tuyển khối C). Ở bậc CĐ, trường mở thêm ngành Văn hóa dân tộc thiểu số, chuyên ngành Nghệ thuật dẫn chương trình; mở rộng thêm khối thi D3 và D4 cho ngành Văn hóa du lịch.
Trường ĐH Văn Hiến cũng dự kiến mở thêm ngành Công tác xã hội ở bậc CĐ. “Những ngành 3 năm liên tục không tuyển đủ CT, có thể trường sẽ không mở nữa”, ông Nguyễn Quốc Hợp - Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho hay.
Theo PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng - Phó hiệu trưởng trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, có khả năng trường “đóng cửa” ngành Tiếng Pháp vì nhiều năm nay tuyển không đủ CT. Trong khi đó, trường ĐH Hùng Vương TP.HCM vẫn dự kiến tiếp tục tuyển sinh những ngành khó tuyển nhiều năm qua như Công nghệ sau thu hoạch, Tiếng Nhật, Công nghệ kỹ thuật xây dựng. Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Bình chia sẻ: “Việc mở rộng khối thi với các ngành này là không thể bởi đã có nhiều khối thi trong cùng một ngành, nếu tiếp tục mở rộng sẽ khó đào tạo. Vì vậy, riêng với khối ngành ngoại ngữ nhà trường sẽ bổ sung thêm môn học Phương pháp giảng dạy 2 tín chỉ để thu hút người học”. Dù năm 2010 chỉ tuyển được 200 trên tổng số 500 CT khối ngành kỹ thuật, nhưng năm 2011 trường vẫn xin mở thêm ngành Công nghệ thực phẩm.
|
|
|
12/5/2010, 8:36 pm | |
12/18/2010, 7:22 pm | |
| | | |
| |
Những năm gần đây, tổng chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm thường tăng từ 7- 10% so với năm trước. Trái với dự đoán về việc tuyển sinh năm 2010 quá khó khăn với các trường ĐH ngoài công lập, nhiều trường vẫn dự kiến mở thêm nhiều ngành học mới và tăng chỉ tiêu tới... 20%. Trong khi đó, những trường tốp đầu giữ mức ổn định.
Không ngần ngại mở ngành
Chưa có năm nào mùa tuyển sinh lại được kéo dài như năm nay (mọi năm là 30/9 hết thời hạn xét tuyển NV3, năm nay thời hạn đó được Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD-ĐT) gia hạn tới... 15/11!). Tuy vậy, theo thống kê thì có khoảng vài chục trường ĐH, CĐ ngoài công lập, thậm chí có cả trường công lập đã phải đóng cửa một số ngành học vì không tuyển đủ số thí sinh để mở lớp.
Không chỉ với các ngành chăn nuôi, kỹ thuật mà một số ngành học được coi là thời thượng những năm gần đây cũng phải đóng cửa như Kế toán, Quản trị kinh doanh, Sư phạm Sinh... Thí sinh có nhiều lựa chọn trong kỳ tuyển sinh Đại học 2011
Nhưng thật bất ngờ, nhiều trường vẫn lạc quan với tuyển sinh 2011 đặc biệt là các ĐH vùng, ĐH địa phương đều dự kiến tăng chỉ tiêu tuyển sinh và mở thêm ngành học mới.
Cụ thể, Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh dự kiến tuyển khoảng 2.200 chỉ tiêu, trong đó 1.100 chỉ tiêu hệ ĐH và 1.100 chỉ tiêu hệ CĐ. Đại diện nhà trường cho biết, trường đang xin Bộ cho mở thêm 5 ngành học mới như Công nghệ kỹ thuật cơ điện; Công nghệ kỹ thuật điện tử; Công nghệ kỹ thuật cơ - điện tử; Quản trị kinh doanh và Kỹ thuật trắc địa bản đồ.
ĐH Hà Tĩnh, mùa tuyển sinh 2011, dự kiến tổng chỉ tiêu vào trường là 2.360, trong đó hệ ĐH 900, hệ CĐ 760, còn lại hệ trung cấp. Lãnh đạo nhà trường cho biết dự kiến mở thêm 3 ngành học mới là: Tài chính ngân hàng; Marketing; Việt Nam học.
Đại học Hùng Vương - Phú Thọ, tuyển sinh 2011 mở thêm ngành học mới là Sư phạm Hóa và dự kiến mở thêm ngành liên kết đào tạo là ngành Du lịch và Kỹ thuật điện. Tổng chỉ tiêu vào trường năm nay là 1.400, trong đó 1.100 hệ ĐH và 300 hệ CĐ.
Tăng chỉ tiêu tuyển sinh
Hầu hết các trường ĐH tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đều dự kiến tăng 5-10% tổng chỉ tiêu tuyển sinh so với năm 2010. Trường ĐH Kinh tế TP.Hồ Chí Minh dự kiến tuyển 4.500 chỉ tiêu (tăng 200). Trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh cũng dự kiến tăng 10%. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật sẽ tăng 550 chỉ tiêu bậc ĐH...
Đại học Công nghiệp Hà Nội dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh 2011 tăng 5-7%. Theo đó, hệ ĐH: 4.500 chỉ tiêu; hệ CĐ: 4.500 chỉ tiêu, hệ Trung cấp chuyên nghiệp 2.500 chỉ tiêu.
Đại học Điện lực, theo lãnh đạo nhà trường, đang xin Bộ GD-ĐT dự kiến tăng 20% chỉ tiêu năm 2011 tương đương với 1.800 chỉ tiêu. Đại học Luật Hà Nội, theo lãnh đạo nhà trường, dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh năm 2011 tăng 7%. Chỉ tiêu năm 2010 của trường là 1.800 chỉ tiêu.
Học viện Báo chí & Tuyên truyền, trường dự kiến tăng thêm 100 chỉ tiêu. Tổng chỉ tiêu vào Học viện là 1.550 và 200 chỉ tiêu văn bằng 2. Học viện dự kiến mở thêm 2 chuyên ngành là Chính sách công và Công tác xã hội. Mỗi chuyên ngành dự kiến tuyển 50 chỉ tiêu.
ĐH Đà Nẵng dự kiến chỉ tiêu năm 2011, tuyển 11.150 chỉ tiêu, trong đó 9.050 bậc ĐH và 2.100 bậc CĐ. Cụ thể: ĐH Bách khoa: 3.260; ĐH Kinh tế: 2.250; ĐH Ngoại ngữ: 1.430; ĐH Sư phạm: 1.600; Phân hiệu tại Kon Tum: 510; CĐ Công nghệ: 1.500; CĐ Công nghệ thông tin: 600.
Trường tốp đầu: Ổn định
Khác với các ĐH vùng, các trường tốp giữa thường xuyên tăng chỉ tiêu tuyển sinh và mở ngành thì các trường tốp đầu luôn giữ ở mức ổn định. Đơn cử là ĐHQG Hà Nội, ĐH này dự kiến chỉ tuyển 5.500 chỉ tiêu ĐH hệ chính quy, không tăng so với năm 2010. Trong đó, Trường ĐH Khoa học tự nhiên dự kiến tuyển 1.310 chỉ tiêu; Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn: 1.400; Trường ĐH Công nghệ: 560; Trường ĐH Ngoại ngữ: 1.200; Trường ĐH Kinh tế: 430; Trường ĐH Giáo dục: 300 và Khoa Luật: 300.
Tương tự, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến cũng chỉ dừng lại ở con số 4.000, tương đương năm 2010, bao gồm cả chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ của các tỉnh. Cụ thể, ngành Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn: 50; Thống kê kinh tế xã hội: 50; Hệ thống thông tin kinh tế: 100; ngành Luật: 100; Khoa học máy tính: 50...
Đồng thời, đại diện Học viện Bưu chính - Viễn thông cũng cho biết sẽ giữ nguyên chỉ tiêu ở con số 2.650 cho cả ĐH và CĐ. Trong đó, cơ sở đào tạo phía Bắc, các ngành đào tạo ĐH: 1.350 chỉ tiêu; các ngành đào tạo CĐ: 500 chỉ tiêu. Cơ sở phía Nam, các ngành đào tạo ĐH: 650; các ngành đào tạo CĐ: 150.
Có thể nói, ở các trường tốp đầu, hàng năm có một lượng thí sinh ổn định, là những em thực sự khá giỏi mới đủ tự tin đăng kí dự thi nên dù trường có không tăng chỉ tiêu thì họ vẫn luôn “gạt” không hết thí sinh giỏi ngay từ NV1. Chính vì thế, khi đăng kí dự thi vào những trường này thí sinh cần phải lượng được sức mình..Chúc các bạn thành công! |
|
|
12/19/2010, 11:18 am | |
| | | | Status : .........smile..........
|
|
| | |
| |
Năm nay Bộ GD cho phép các trường ĐH Quốc gia ở HN và HCM tổ chức thi riêng (đề do trg đó ra). Ở HN thì ok ngay vì họ tự tin: "Dư sức ra đề" ; còn ở HCM thì hẹn năm sau vì đột xuất quá. heeeee, hú hồn |
|
|
12/19/2010, 1:34 pm | |
| | | |
| |
Thực ra, theo tin mới cập nhật thì có 5 trường là ĐHQG Hà Nội và HCM, ĐH Ngoại thương, ĐHSP Hà Nội. Thế nhưng, phương án ra đề rriêng thì các trường này thông báo là năm 2010 chưa áp dụng được vì chưa có kế hoạch và hướng dẫn cụ thể (chỉ có SPHN là nói có thể tổ chức ra đề riêng 2010 thôi)...Nên mọi người yên tâm nghen.
Những thông tin tiếp theo về dự định này thì chúng ta hãy cùng đợi xem những ông Bộ sẽ có hành động gì tiếp theo nhé! |
|
|  Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục | |
|
 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục | |
| |
Trả lời nhanh |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | | | Trang 1 trong tổng số 1 trang | | | | | | |
|
|