Ghi Nhớ?
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tổng hợp Mạch máu và Thần kinh các chi Avatar11



Về Đầu Trang
5/2/2010, 8:33 pm
ThaiTan_Phan
TRƯỜNG SA - HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM; ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM, TẨY CHAY HÀNG tàu
ThaiTan_Phan
Thành Viên V.I.P
Thành Viên V.I.P
ThaiTan_Phan

Birthday : 27/08/1991
Coin : 67379
Thanks : 102
Status : TRƯỜNG SA - HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM; ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM, TẨY CHAY HÀNG tàu

Đây là bài mình và các bạn tổng hợp và chỉnh sửa về mạch máu và tk chi trên và chi dưới nè:

THẦN KINH VÙNG CHI TRÊN

[justify]TK giữa (tạo bởi rễ ngoài và rễ trong)
 Đoạn trên trước ngoài, đoạn dưới chạy bắt chéo trước rồi vào trong ĐM cánh tay
 Đi sâu hơn cơ gấp các ngón nông, cơ gấp cổ tay quay, cơ gan tay dài, và trước các cơ phủ trước xương trụ (cơ cánh tay quay, cơ gấp các ngón sâu), rồi bắt chéo ĐM trụ ở 1/3 trên cẳng tay, và đi kèm với ĐM giữa (nhánh của ĐM gian cốt trước)
 Cho nhánh TK gian cốt trước vận động cho cơ sấp vuông
 Cho các nhánh vận động hầu hết các cơ vùng cẳng tay trước (trừ cơ gấp cổ tay trụ và hai gân trong cơ gấp các ngón sâu)
 Ở 1/3 dưới cẳng tay thì đi cùng 4 gân cơ gấp các ngón nông (TK giữa là nông nhất và ngoài nhất so với các gân cơ này)
 Xuống cổ tay, nằm sau mạc giữ gân gấp, đi trong ống cổ tay rồi nằm sau cân gan tay, cho nhánh TK gan ngón chung và riêng cảm giác 3.5 ngón ngoài của bàn tay và nhánh vận động 5 cơ: cơ dạng ngón cái ngắn, đầu nông cơ gấp ngón cái ngắn, cơ đối ngón cái ngắn, các cơ giun 1 và 2
 Cho nhánh nối với TK trụ (chi phối cảm giác vùng mu tay)

TK cơ bì (bó ngoài)
 Xuyên qua cơ quạ cánh tay
 Tới vùng cánh tay, đi giữa cơ quạ cánh tay và cơ nhị đầu, vận động 3 cơ vùng cánh tay trước (cơ quạ cánh tay, cơ nhị đầu cánh tay, cơ cánh tay).
 Sau đó, xuyên qua mạc nông tại rãnh nhị đầu ngoài, chia 2 ngành cùng cảm giác mặt ngoài cẳng tay.

TK trụ (bó trong)
 Đi phía trong ĐM cánh tay trong ống cánh tay
 Đến 1/3 giữa cánh tay, cùng với ĐM bên trụ trên chọc qua vách gian cơ trong ra vùng cánh tay sau. Sau đó qua rãnh TK trụ ở khuỷu xuống cẳng tay (không cho nhánh ở cánh tay)
 Đi vào bàn tay giữa x.đậu và móc x.móc, phía trước mạc giữ gân gấp, sau cơ gan tay ngắn, cho 2 nhánh: nhánh nông và nhánh sâu
 Nhánh nông: cảm giác 1.5 ngón trong nhờ nhánh TK gan ngón chung, nhánh TK gan ngón riêng, nhánh TK vận động cơ gan tay ngắn và nhánh nối với TK giữa
 Nhánh sâu: vận động 3 cơ còn lại của mô út, rồi vòng qua bờ dưới móc x.móc vào sâu bàn tay, vận động các cơ còn lại của gan tay (trừ 5 cơ do dây giữa chi phối)
 Ngoài ra còn cho nhánh chi phối cảm giác vùng mu tay.
TK bì cẳng tay trong (bó trong)
Đi phía trong ĐM trong ống cánh tay đến 1/3 giữa chọc qua mạc nông (song song tĩnh mạch nền) để cảm giác cho phần dưới mặt trong cánh tay và phía trong cẳng tay.
TK bì cánh tay trong (bó trong)
Xuyên qua mạc nông, cảm giác phần dưới mặt trong cánh tay.
TK nách (bó sau)
 Chui cùng ĐM mũ cánh tay sau qua lỗ tứ giác, rồi quấn quanh cổ phẫu thuật x.cánh tay để chi phối vùng đenta
TK quay (bó sau)
 Chui cùng ĐM cánh tay sâu qua lỗ tam giác cánh tay tam đầu ra vùng sau
 Nằm sát rãnh TK quay x.cánh tay
 Cho nhánh đến cơ tam đầu cánh tay và cảm giác cánh tay ngoài và sau
 Ra khỏi rãnh, chọc qua vách gian cơ ngoài ra trước theo rãnh nhị đầu ngoài và chia làm 2 ngành đi xuống cẳng tay: nhánh nông và nhánh sâu (đi ngoài ĐM quay ở 1/3 giữa cẳng tay)
 Nhánh nông: Đi phía sau cơ cánh tay quay, trước cơ duỗi cổ tay quay dài, rồi ra phía sau giữa 2 cơ này đến da (trên mỏm trâm xương quay) để cảm giác cho nửa ngoài mu tay
 Nhánh sâu(TK gian cốt sau): Đi giữa 2 lớp cơ ngửa, vận động tất cả cơ vùng cẳng tay sau (trừ cơ cánh tay quay và cơ duỗi cổ tay quay dài do nhánh bên TK quay).

MẠCH MÁU VÙNG CHI TRÊN

ĐM nách
 Do ĐM dưới đòn đổi tên khi chui qua khe sườn đòn
 Cho các ngành bên:
 ĐM ngực trên
 ĐM cùng vai ngực gồm 4 nhánh: cùng vai, đòn, đenta, ngực
 ĐM ngực ngoài: nối với ĐM cùng vai ngực – ĐM ngực trong & ĐM gian sườn trên (ĐM dưới đòn) tạo thành vòng nối quanh ngực
 ĐM dưới vai: chui qua lỗ tam vai tam đầu, cho 2 nhánh: ĐM ngực lưng & ĐM mũ vai, và tạo vòng nối quanh vai với ĐM vai trên – ĐM vai sau (ĐM dưới đòn)
 ĐM mũ cánh tay trước và ĐM mũ cánh tay sau tạo vòng nối với ĐM cánh tay sâu
 Đoạn trên cơ ngực bé: nằm trong rồi được ôm quanh bởi các TK
 Đoạn sau cơ ngực bé: phía ngoài: dây cơ bì; phía trước: dây giữa; phía trong: dây trụ, bì cánh tay trong, bì cẳng tay trong; phía sau: dây quay, dây nách
 Đoạn dưới cơ ngực bé: TK xa dần, chỉ có dây giữa đi phía trước ngoài và cơ quạ cánh tay tuỳ hành.
ĐM cánh tay
 Do ĐM nách đổi tên khi đi qua bờ dưới cơ ngực lớn, đến dưới nếp khuỷu 3cm chia làm 2 ngành cùng là ĐM trụ và ĐM quay.
 Nằm trong ống cánh tay, đến nếp khuỷu nằm trong rãnh nhị đầu trong
 Cho các ngành bên:
1. ĐM cánh tay sâu:
 Chui qua lỗ tam giác cánh tay tam đầu ra phía sau, cho các nhánh:
+ ĐM nuôi xương
+ Nhánh đenta cấp máu cho vùng đenta, tạo thành vòng nối với các ĐM mũ
+ Nhánh ĐM bên giữa: sau vách gian cơ ngoài
+ Nhánh ĐM bên quay: ra trước vách gian cơ ngoài
2. ĐM bên trụ trên: chui sau vách gian cơ trong, cùng với dây TK trụ và nối với ĐM quặt ngược trụ sau (vùng khuỷu sau).
3. ĐM bên trụ dưới: cho nhánh nối với ĐM quặt ngược trụ trước (vùng khuỷu trước) và ĐM bên quay - ĐM bên giữa, ĐM bên trụ trên.
 Nối với ĐM nách bởi ĐM cánh tay sâu x ĐM mũ cánh tay sau; mạng mạch khớp khuỷu.
ĐM quay
 Cho nhánh ĐM quặt ngược quay nối với ĐM bên quay
 Phía trước và ngoài bị che phủ bởi cơ cánh tay quay (cơ tuỳ hành)
 Phía trong: cấp máu cho cơ sấp tròn và cơ gấp cổ tay quay
 Phía sau: là các cơ bọc mặt ngoài xương quay (cơ nhị đầu cánh tay, cơ ngửa tay, cơ sấp tròn, bó quay cơ gấp các ngón nông, cơ gấp ngón cái dài, cơ sấp vuông)
 Ở 1/3 dưới: tựa vào mặt trước đầu dưới xương quay, vòng ra phía sau vào bàn tay qua hõm lào và cho nhánh:
 ĐM gan cổ tay: nối với nhánh gan cổ tay của ĐM trụ
 Nhánh gan tay nông + ĐM trụ  cung gan tay nông
 Nhánh mu cổ tay + nhánh mu cổ tay của ĐM trụ  mạng mu cổ tay
 Nhánh ĐM ngón cái chính
 Tạo thành cung gan sâu (ĐM quay + nhánh gan tay sâu của ĐM trụ)
ĐM trụ

 Đi phía sau: cơ sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay, cơ gan tay dài, cơ gấp các ngón nông
 Ở cơ sấp tròn: ĐM mạch trụ bắt chéo phía sau TK giữa
 Cho các nhánh:
+ ĐM ngặt ngược trụ trước: nối ĐM bên trụ dưới
+ ĐM ngặt ngược trụ sau: nối ĐM bên trụ trên và các nhánh nối với ĐM bên giữa – bên quay – bên trụ trên
+ ĐM gian cốt chung: gồm hai nhánh: ĐM gian cốt trước (cho ĐM giữa) và ĐM gian cốt sau (cho ĐM gian cốt quặt ngược)
+ Nhánh gan cổ tay và nhánh mu cổ tay (nối nhau ở quanh cổ tay)
 Đến chỗ nối 1/3 trên 1/3 giữa, nằm sau cơ gấp cổ tay trụ và đi cùng TK trụ
 Đi trước mạc giữ gân gấp, bên ngoài x.đậu vào bàn tay
ĐM cung gan tay nông
 Sự tiếp nối của: ĐM trụ với nhánh gan tay nông của ĐM quay
 ĐM trụ đi xuống bên ngoài x.đậu, nằm sau cơ gan tay ngắn và hướng ra ngoài theo 1 đường vạch từ bờ x.đậu đến kẽ ngón 2 và 3, rồi đi giữa cân gan tay và các gân gấp rồi nối với nhánh gan tay nông của ĐM quay
 Cho các nhánh ĐM gan ngón chung – riêng cấp máu 3.5 ngón trong
ĐM cung gan tay sâu
 Sự tiếp nối của ĐM quay với nhánh gan tay sâu của ĐM trụ
 ĐM quay đi vào gan tay giữa 2 đốt bàn 1 và 2, cho nhánh ĐM ngón cái chính và ĐM ngón trỏ cấp máu 1.5 ngón ngoài
 ĐM quay đi trước nền các ngón 2,3,4, chui giữa hai đầu của cơ khép ngón cái, rồi nối với nhánh gan tay sâu của ĐM trụ
 Cho 3 ĐM gan đốt bàn: nối với 3 ĐM gan ngón chung (cung tay nông), với 6 nhánh xuyên qua 3 khoảng gian cốt 2,3,4 (xuyên gần và xuyên xa), rồi nối với 3 ĐM mu bàn tay

THẦN KINH VÙNG CHI DƯỚI

TK mông trên
 Tạo bởi TK thắt lưng 4,5 và cùng 1
 Chui qua khuyết ngồi lớn đến bờ trên cơ hình lê vùng mông, cho 2 nhánh đi cùng ĐM và TM mông trên(nằm sâu hơn ĐM), vận động: cơ mông nhỡ, cơ mông bé, cơ căng mạc đùi.
TK bì đùi sau
 Xuất phát từ dây cùng 1,2,3
 Đi từ chậu hông ra mông, ở bờ dưới cơ hình lê, giữa cơ mông lớn và TK ngồi. Sau đó xuống vùng đùi, nằm trên đầu dài cơ nhị đầu đùi, rồi xuyên qua lớp mạc gần hố khoeo xuống vùng cẳng chân.
 Ở bờ dưới cơ mông lớn cho các nhánh: bì mông dưới cảm giác vùng này và nhánh đáy chậu cảm giác cho cơ quan sinh dục ngoài.
TK mông dưới
 Tạo bởi TK thắt lưng 5 và cùng 1,2
 Từ vùng chậu qua khuyết ngồi lớn đến vùng mông ở bờ dưới cơ hình lê và vận động cơ mông lớn.
TK thẹn
 Xuất phát từ ngành trước TK cùng 2,3,4
 Ra khỏi chậu hông qua khuyết ngồi lớn đến bờ dưới cơ hình lê. Sau đó, cùng ĐM thẹn trong đi trong ống thẹn, chi phối vùng sinh dục ngoài.
TK ngồi
 Đi ở bờ dưới cơ hình lê, trước cơ mông lớn và TK bì đùi sau, sau nhóm cơ ụ ngồi-x.mu-mấu chuyển, ngoài bó mạch TK mông dưới và bó mạch TK thẹn.
 Sau đó, đi xuống vùng đùi sau, nằm sau cơ khép lớn, trước cơ nhị đầu đùi, và cho nhánh vận động nhóm cơ ụ ngồi-cẳng chân và cơ khép lớn.
 Gồm 2 thành phần (được bọc trong bao chung và tách ra ở 1/3 dưới đùi – đỉnh hố khoeo):
 TK chày: nhánh trước TK thắt lưng 4,5 và cùng 1,2,3
 TK mác chung: nhánh trước TK thắt lưng 4,5 và cùng 1,2.
TK mác chung
 Ở vùng khoeo, đi dọc bờ trong cơ nhị đầu đùi, rồi vòng quanh cổ x.mác (dưới cơ mác dài) đến vùng cẳng chân trước, cho 2 nhánh tận: TK mác nông, TK mác sâu và TK bì bắp chân ngoài.
TK mác nông
 Đi giữa cơ duỗi các ngón chân dài và các cơ mác (hoặc dọc giữa 2 đầu cơ mác dài) ra nông
 Vận động 2 cơ mác, cảm giác vùng dưới cẳng chân trước.
 Cho 2 nhánh tận (ngang mức cổ chân): TK bì mu chân trong và TK bì mu chân giữa cảm giác cho mu chân.
TK mác sâu
 Xuyên qua đầu trên cơ duỗi các ngón chân dài đến khe giữa cơ này và cơ chày trước.
 Đi cùng ĐM chày trước tới mạc giữ gân duỗi xuống bàn chân.
 Cho các nhánh:
 Nhánh cơ: vận động tất cả cơ khu trước
 Nhánh TK mu ngón chân cái ngoài và TK mu ngón chân nhì trong để cảm giác cho kẽ giữa ngón I,II.
TK chày
 Là thành phần của TK ngồi và là TK vùng cẳng chân sau
 Đi từ hố khoeo xuống (nằm trên cơ khoeo), rồi chui dưới cung gân cơ dép và nằm giữa 2 lớp cơ vùng cẳng chân sau.
 Cho các nhánh:
 Nhánh cơ vận động các cơ vùng cẳng chân sau
 TK gian cốt cẳng chân đi trên màng gian cốt
 TK bì bắp chân trong: đi giữa hai đầu cơ bụng chân, dần ra nông nối với TK bì bắp chân ngoài, cảm giác vùng cẳng chân sau
 Các nhánh gót trong cảm giác mặt trong và dưới gót chân.
 Đến dưới mạc giữ gân duỗi, chia 2 nhánh tận: TK gan chân trong và TK gan chân ngoài
TK gan chân trong (giống TK giữa ở gan tay)
 Đi giữa cơ dạng ngón cái và cơ gấp các ngón chân ngắn.
 Cho nhánh:
 TK gan ngón chân riêng cảm giác cạnh trong ngón I
 3 TK gan ngón chân chung  9 nhánh riêng  cảm giác 3.5 ngón trong
 Vận động: cơ dạng ngón cái, cơ gấp ngón cái ngắn, cơ gấp ngón chân ngắn, cơ giun I.
TK gan chân ngoài (giống TK trụ ở gan tay)
 Cùng đường với ĐM gan chân ngoài và cho 2 nhánh:
 Nhánh nông  2 TK gan ngón chân chung  4 nhánh TK gan ngón riêng : cảm giác 1.5 ngón ngoài
 Nhánh sâu: đi cùng ĐM gan chân, vận động các cơ mô út, 3 cơ giun ngoài, các cơ gian đốt và cơ khép ngón cái.
TK bắp chân
 Là sự hợp thành của TK bì bắp chân trong và TK bì bắp chân ngoài
 Đi dọc theo bờ ngoài gân gót, chia 2 nhánh:
 Các nhánh gót ngoài đến gót
 TK bì mu chân ngoài
 Ở Việt Nam chỉ có 3,4% trường hợp có TK này.
TK đùi
 Nhánh lớn nhất của đám rối thắt lưng
 Do thắt lưng 2,3,4 tạo thành
 Đi trong rãnh cơ thắt lưng và cơ chậu, rồi đi ngay dưới giữa dây chằng bẹn để đến tam giác đùi (ngoài ĐM & TM đùi)
 Cho 3 loại nhánh:
 Các nhánh cơ:
 Nhánh nông đến cơ lược và cơ may
 Nhánh sâu đến cơ tứ đầu đùi, khớp gối, khớp hông.
 Các nhánh bì trước:
 Nhánh bì đùi trước giữa: xuyên cơ may, cảm giác 2/3 dưới vùng đùi trước
 Nhánh bì đùi trước trong: đi ngoài ĐM đùi, cảm giác vùng đùi trong.
 TK hiển: nhánh hoàn toàn cảm giác
 Qua tam giác đùi, vào ống cơ khép bắt chéo ĐM đùi ngoài vào trong, rồi ra nông giữa cơ may và cơ thon, cho nhánh vào khớp gối.
 Xuống cẳng chân cùng TM hiển lớn và cảm giác trong cẳng chân và bàn chân bằng nhánh bì cẳng chân trong và nhánh bánh chè.
TK bịt
 Hợp bởi nhánh trước TK thắt lưng 2,3,4.
 Đi bờ trong cơ thắt lưng, vào rãnh bịt ngay sát xương (với ĐM bịt), chia 2 nhánh trước sau kẹp lấy bờ trên cơ khép lớn.
 Vận động cơ bịt ngoài, 3 cơ khép, cơ thon, cảm giác mặt trong đùi.
TK bì bắp chân ngoài : xuống cẳng chân, cho nhánh nối mác với TK bì bắp chân trong  tạo TK bắp chân.
TK sinh dục đùi : do TK thắt lưng 1,2 tạo thành
TK chậu bẹn : do TK ngực 12 và thắt lưng 1
TK bì đùi ngoài : từ thắt lưng 2,3
Nhánh bì trước TK đùi : do dây lưng 2,3,4
Nhánh bì của TK bịt : nhánh trước TK thắt lưng 2,3,4.

ĐỘNG MẠCH VÙNG CHI DƯỚI

ĐM chậu chung:
 Là một nhánh của ĐM chủ bụng
 Cho 2 nhánh cùng là: ĐM chậu ngoài và ĐM chậu trong
ĐM chậu trong:
 Đi vào trong xương chậu
 Cho các nhánh sau: ĐM chậu thắt lưng,ĐM mông trên,ĐM cùng ngoài
 Cho các nhánh trước: ĐM mông dưới,ĐM bịt, ĐM thẹn
ĐM mông trên
 Nhánh sau của ĐM chậu trong
 Đi giữa đám rối thắt lưng cùng và dây cùng 1
 Chui qua lỗ xương sợi (mạc chậu + khuyết ngồi lớn)
 Nằm ở bên trong cơ hình lê
 Nằm sâu hơn cơ mông lớn và TM mông trên
 Cho 2 nhánh vào các cơ:
 Nhánh nông: giữa cơ mông lớn và cơ mông nhỡ
 Nhánh sâu: giữa cơ mông nhỡ và cơ mông bé
 Cho các nhánh nối:
 ĐM mũ chậu sâu  ĐM chậu ngoài
 ĐM mũ đùi ngoài  ĐM đùi sâu
 ĐM mông dưới và ĐM cùng ngoài  ĐM chậu trong
 Thuộc bó mạch TK trên cơ hình lê
ĐM mông dưới:
 Là nhánh của ĐM chậu trong
 Đi ở bờ dưới cơ hình lê
 Thuộc lớp giữa của mạch và TK dưới cơ hình lê
 Là thành phần trong bó mạch TK mông dưới
 Đi trong và nông hơn TK ngồi
 Đi ngoài bó mạch TK thẹn
 Cấp máu cho các cơ vùng mông - vùng ụ ngồi
 Cho các nhánh nối:
 ĐM mũ đùi ngoài
 ĐM mũ đùi trong
 Nhánh xuyên 1 của ĐM đùi sâu
ĐM bịt
 Là nhánh của ĐM chậu trong
 Có 2 nhánh trước và sau quấn lấy lỗ bịt
 Đi ra vùng đùi trước cấp máu cho các cơ khép, cơ thon và ổ cối
ĐM chậu ngoài
 Là nhánh của ĐM chậu chung
 Đi ra ngoài xương chậu
 Cho các nhánh: ĐM mũ chậu sâu: ra phía mào chậu nối với ĐM mũ chậu nông
ĐM đùi
 Do ĐM đùi đổi tên khi qua điểm giữa – sau dây chằng bẹn
 Có thể chia ĐM mạch đùi thành 3 đoạn:
Đoạn sau dây chằng bẹn
 Nằm trong ngăn mạch máu (trước là d/c bẹn; sau là bờ trước chậu; ngoài là cung chậu lược; trong là d/c khuyết)
 Nằm ngoài nhất so với tĩnh mạch đùi và hạch bạch huyết bẹn
 Nằm trong ống đùi (1 trong 3 ống) được bao bởi bao mạch đùi
Đoạn đi trong tam giác đùi (trước: d/c bẹn – sau: bờ trước chậu – đỉnh: vị trí cơ may gặp cơ khép)
 Cấu tạo: Thành ngoài: cơ may – cơ thắt kưng chậu, thành trong: cơ lược và cơ khép dài, thành trước: mạc sàng
 Đi giữa TK và TM đùi(trong cùng)
Đoạn trong ống cơ khép (từ đỉnh tam giác đùi đến vòng gân cơ khép)
 Cấu tạo: Mặt trước trong: cơ may, mạc rộng khép, mặt trước ngoài: cơ rộng trong, mặt sau: cơ khép dài, cơ khép lớn.
 Bắt chéo trước để vào trong TM đùi.
 ĐM đùi chạy từ vùng đùi trước ra vùng khoeo cho các nhánh:
 ĐM mũ chậu nông: đi về phía mào chậu (ngoài – trên), nối với ĐM mũ chậu sâu
 ĐM thượng vị nông: xuyên bao mạc sàng, hướng về rốn (dưới da), nối với ĐM thượng vị dưới.
 ĐM thẹn ngoài nông & ĐM thẹn ngoài sâu: chui lỗ TM hiển, cho nhánh về vùng bẹn
 ĐM đùi sâu:
 Nhánh lớn nhất của ĐM đùi, cấp máu cho hầu hết các cơ vùng đùi
 Phía trên: trước cơ thắt lưng chậu, cơ lược; phía dưới: sau cơ khép dài trước cơ khép lớn và cơ khép ngắn
 Khi phân chia thì nhỏ dần, và tận cùng bằng nhánh xuyên cuối qua cơ khép lớn
 Cho các nhánh:
+ ĐM mũ đùi trong: đi giữa cơ thắt lưng chậu và cơ lược. cho các nhánh lên xuống nhánh sâu - ổ cối
+ ĐM mũ đùi ngoài: đi giữa cơ may, cơ thẳng đùi và cơ thắt lưng chậu. Cho nhánh lên trên: mạng mạch mấu chuyển lớn & nhánh xuống: mạng mạch khớp gối
+ Các ĐM xuyên: có 4 nhánh xuyên cơ khép lớn sau đó nối lại với nhau. Ngoài ra, nhánh xuyên 1: nối với ĐM mũ đùi ngoài, ĐM mông dưới, ĐM mũ đùi trong
 ĐM gối xuống (nhánh cuối của ĐM đùi)
ĐM khoeo
 Do ĐM đùi đổi tên khi chui qua vòng gân cơ khép
 Là thành phần sâu nhất của hố khoeo, nằm trên diện khoeo x.đùi và sau khớp gối – cơ khoeo
 Đi cùng ĐM khoeo và TK chày
 Cho các nhánh:
 ĐM cơ bụng chân: từ ngang mức đường khớp chạy vào hai đầu cơ bụng chân
 ĐM gối trên trong – ngoài: chạy trên 2 lồi cầu x.đùi, phân nhánh vào cơ rộng trong – ngoài
 ĐM gối giữa: xuyên qua d/c khoeo vào khớp gối
 ĐM gối dưới trong – ngoài: đi trên bề mặt khoeo, trước cơ bụng chân, sau đi dưới 2 d/c khớp gối.
ĐM chày trước
 Đi cùng TK mác sâu
 Là một trong hai nhánh tận cùng của ĐM khoeo, bắt đầu từ bờ dưới cơ khoeo, đến khớp cổ chân thì đổi tên thành ĐM mu chân.
 Chạy ra trước giữa hai đầu cơ chày sau đến màng gian cốt
 Đến 2/3 trên vùng cẳng trước: nằm trên màng gian cốt, phía trong là cơ chày trước, ngoài là cơ duỗi ngón chân và cơ duỗi ngón cái dài
 Ở 1/3 dưới cẳng chân: nằm trên x.chày và khớp cổ chân, lúc đầu ở trong cơ duỗi ngón cái dài sau bắt chéo để đi ra ngoài.
 Cho các nhánh:
 ĐM quặt ngược chày sau: đi giữa cơ khoeo và d/c khoeo chéo, nối với ĐM gối dưới trong
 ĐM quặt ngược chày trước: nối với nhánh gối trên ngoài - dưới ngoài (ĐM khoeo)
 ĐM mắt cá trước ngoài: nối với nhánh xuyên – mắt cá ngoài của ĐM mác và nối với ĐM cổ chân ngoài của ĐM mu chân  mạng mạch mắt cá ngoài
 ĐM mắt cá trước trong: chạy quanh mắt cá trong, nối với nhánh mắt cá trong của ĐM chày sau.
Đông mạch chày sau
 Là một trong 2 nhánh cùng của ĐM khoeo, bắt đầu từ cung cơ dép đến phía sau mắt cá trong, chia 2 nhánh tận: ĐM gan chân ngoài và ĐM gan chân trong.
 Đi giữa 2 lớp cơ của vùng cẳng chân sau, dưới mạc sâu cẳng chân.
 Lúc đầu, đi giữa 2 x. mác và x.chày, sau đó đi vào trong và ra nông
 Ở 1/3 dưới, đi ngay cạnh trong gân gót.
 Cùng đi có 2 TM chày sau và TK chày.
 Đi từ góc dưới trám khoeo đến điểm giữa mắt cá trong và gân gót (có thể bắt mạch ở đây).
 Cho các nhánh bên:
 Nhánh mũ mác: vòng lấy chỏm mác đến nối với nhánh gối dưới ngoài.
 Các nhánh mắt cá trong
 Các nhánh gót
 ĐM mác:
 Tách ra ngay khoảng 2.5cm bờ dưới cơ khoeo, rồi chạy về phía x.mác.
 Lúc đầu đi giữa cơ chày sau và gân gấp ngón cái dài, sau đó càng đi sâu vào màng gian cốt và được cơ này che phủ.
 Không đi cùng TK nào, cho các nhánh:
+ Nhánh xuyên: qua vách gian cơ ra trước
+ Nhánh nối: nối với ĐM chày sau
+ Các nhánh mắt cá ngoài  mạng mạch mắt cá
+ Các nhánh gót(nhánh tận ĐM gót)  mạng mạch gót
ĐM gan chân ngoài
 Nhánh tận lớn hơn của ĐM chày sau
 Đường đi: Điểm giữa mắt cá trong và mỏm củ gót  Đoạn trong vùng gót(giữa x.gót và cơ dạng ngón cái)  Đoạn chếch(giữa cơ gấp các ngón chân ngắn và cơ vuông gan chân)  nền xương đốt bàn V  Đoạn ngang(cung động mạch gan chân, đi sâu, giữa cơ gấp các ngón chân dài và cơ khép ngón cái)  nền x.đốt bàn I.
 Nhánh bên: Các nhánh ĐM gan đốt bàn chân và các nhánh xuyên nối với ĐM mu chân
ĐM gan chân trong
 Đi dọc phía trong gân gấp ngón cái dài, nối với nhánh ĐM gan đốt bàn chân một
ĐM mu chân
 Là ĐM chày trước đổi tên ở khớp cổ chân ở dưới mạc giữ gân duỗi dưới.
 Đi dọc theo bờ ngoài cơ duỗi ngón cái dài đến nền x.đốt bàn I, nối với ĐM gan chân ngoài
 Các nhánh bên:
 ĐM cung: chạy dưới các gân cơ duỗi dài và cơ duỗi ngắn, cho nhánh: ĐM mu đốt bàn chân, nhánh gan chân sâu(nối ĐM gan chân ngoài  cung gan chân)
 ĐM cổ chân ngoài
 Các ĐM cổ chân trong


 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Tổng hợp Mạch máu và Thần kinh các chi Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất