Ghi Nhớ?
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Mạnh tay lobby cho giá dầu.... Avatar11



Về Đầu Trang
2/20/2011, 10:29 am
sieunhan_heo
If you want, you can do it.
sieunhan_heo
Thành Viên
Thành Viên
sieunhan_heo

Birthday : 07/03/1992
Coin : 51222
Thanks : 2
Status : If you want, you can do it.

Em có vài tài liệu muốn send mọi người cùng đọc để có cái nhìn tổng quan hơn về lobby ^^...

Các đại gia lắm tiền ngành dầu lửa Mỹ không ngại bơm cho Washington nhiều triệu USD nhằm cứu vãn giá dầu và ngăn chặn việc phát triển năng lượng sạch.


Một giếng dầu của Chevron ở ngoài khơi vịnh Mexico, gần New Orleans. Ảnh: AP
Trong 3 tháng đầu năm nay, các công ty dầu lửa đã tốn 44,5 triệu USD cho công tác vận động hành lang (lobby) tại quốc hội Mỹ và các cơ quan liên quan. Ngành dầu thô đứng thứ hai nước Mỹ về độ hào phóng, chỉ sau ngành dược với 66,6 triệu USD.
Năm ngoái, tổng chi phí lobby của ngành dầu thô Mỹ lên đến 129 triệu USD, tăng 73% so với 2 năm trước. Đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất so với tất cả các ngành công nghiệp chủ chốt khác, theo số liệu từ Trung tâm Responsive Politics, Mỹ.
Kể từ cuối những năm 1990 đến nửa đầu thập kỷ này, mỗi năm các đại gia dầu mỏ dành trung bình 50 đến 60 triệu USD để lobby. Chi phí càng leo thang kể từ 2006, khi đảng Dân chủ chiếm ưu thế trong Quốc hội, đặc biệt sau khi Barack Obama lên nắm quyền.
Bất chấp suy thoái kinh tế khiến giá nhiên liệu tụt dốc và lợi nhuận đi xuống, ngành dầu lửa Mỹ vẫn mạnh tay chi tiền. Tổng cộng, 3 công ty dầu lửa lớn nhất Mỹ là Exxon, Chevron và ConocoPhillips tiêu tốn 22 triệu USD trong quý đầu 2009 để vận động hành lang, tăng 9,6 triệu USD so với quý trước đó. Ngoài ra, các công ty dầu lửa tư nhân và khí gaz tự nhiên khác cũng bỏ ra nhiều triệu USD.
Hàng tỷ USD lợi nhuận trong những năm gần đây biến dầu trở thành mục tiêu của các loại thuế mới, đánh vào việc tìm kiếm và khoan giếng. Chính quyền Obama đã áp dụng nhiều chính sách mới trong nỗ lực ngăn chặn biến đổi khí hậu. Cùng lúc đó, quốc hội Mỹ biết rõ rằng thế giới cần tìm nguồn năng lượng sạch thay thế dầu mỏ.
Một trong những chi phí lobby được dành cho việc cảnh báo quốc hội rằng thuế má cao và quy định chặt chẽ sẽ làm sụp đổ ngành này trước khi năng lượng mới được tìm ra.
"Những vấn đề phức tạp bên trong đòi hỏi các bên cùng đối thoại, nhằm đảm bảo rằng các nhà làm luật hiểu rõ vị trí của chúng tôi", Alan Jeffers, người phát ngôn của tập đoàn dầu lửa lớn nhất thế giới Exxon Mobil nói.
Exxon Mobil cũng đồng thời là người chi mạnh tay nhất. Trong 3 tháng đầu năm nay, họ đã bơm tổng cộng 9,3 triệu USD cho Washington, gấp 3 lần chi phí hồi năm ngoái.
Chi phí lobby của Exxon được dành phần lớn cho những chủ đề mang tầm vĩ mô như biến đổi khí hậu và chính sách thuế. Ngoài ra, tiền còn được dùng cho các lĩnh vực khác nằm trong tầm chiến lược như hóa học, giáo dục và chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, những nỗ lực đầu tư của các đại gia từ đầu năm đến nay chưa phát huy mấy hiệu quả. Hôm thứ tư, một ủy ban Thượng viện đã bỏ phiếu cấm khoan giếng dầu mới tại khu vực rộng lớn phía đông vịnh Mexico. Một khoản ngân sách mới đang được xem xét nhằm nghiên cứu các nguồn năng lượng sách như gió và mặt trời.


2/20/2011, 10:47 am
sieunhan_heo
If you want, you can do it.
sieunhan_heo
Thành Viên
Thành Viên
sieunhan_heo

Birthday : 07/03/1992
Coin : 51222
Thanks : 2
Status : If you want, you can do it.





Đã đến lúc cần luật lobby?




(VietNamNet) - Nếu như trước đây hoạt động lobby (vận động hành lang) còn xa lạ với doanh nghiệp (DN) VN thì nay hoạt động này đã được các DN chú ý hơn, nhất là sau khi VN bị Mỹ kiện bán phá giá cá basa, tôm, hàng dệt may và da giày... Tuy nhiên, không phải chỉ có “làm ăn với Mỹ phải biết lobby” mà cả ngay tại VN cũng đã đến lúc cần luật lobby.


Bà Tôn Nữ Thị Ninh tiếp xúc với luật sư Mỹ William Canahan. Ảnh: Nguyễn Sa

Ra biển lớn phải biết đường đi
Ở Mỹ lobby được xem như một nghề, được pháp luật công nhận là hoạt động hợp pháp, công khai và hoạt động này đã thâm nhập vào toàn bộ các lĩnh vực và các ngành sản xuất, kinh doanh. Các chuyên gia vận động hành lang (lobbyist) là những cá nhân đại diện cho khách hàng thực hiện việc tiếp xúc trực tiếp với các quan chức có thẩm quyền.
Tại buổi hội thảo “Làm ăn với Mỹ phải biết lobby” do Công ty Le & Associates tổ chức tại TP.HCM ngày 10/4 ông Trần Sĩ Chương, đại diện công ty này cho hay, đầu tư vào các hoạt động lobby khá tốn kém nhưng đây là phương pháp ngừa bệnh và giảm đau, nên dù có tốn kém cũng rẻ hơn nhiều so với chữa bệnh.
Những nước thường gặp trở ngại trong quan hệ với Mỹ là những nước chủ quan, không chịu đầu tư nghiêm túc để hiểu người Mỹ và biết cách vận hành hệ thống quyền lực của họ hoặc đặt quá nhiều trách nhiệm và kỳ vọng vào khả năng của các viên chức ngoại giao ở sứ quán mình.
Hay nói cách khác, theo bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội VN, trước đây VN đã vận động và đàm phán thành công để vào WTO, thông qua PNTR... Song đã vào biển lớn thì cuộc chơi càng khó khăn hơn, DN muốn ra biển thì phải biết đường đi và một trong những con đường đó là lobby.


Để ra biển lớn DN VN đã bắt đầu quan tâm đến hoạt động lobby. Ảnh: Nguyễn Sa
Cần có chính sách lobby tại VN
Một số trường hợp cần lobby mà VN đã làm thành công có thể kể đến như vụ vận động cấp quota dệt may, ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hội Dệt May thêu đan TP.HCM cho hay, ở thời điểm vận động VN chỉ có thể xuất hàng vào Mỹ khoảng 900 triệu USD/năm nhưng sau khi vận động đã lên đến 1,5 tỷ USD/năm.
Bên cạnh đó, các vụ kiện VN bán phá giá cá basa, tôm, da giày... đều có liên quan đến vận động hành lang. Tuy nhiên, cũng theo ông Kiệt, lobby không chỉ dính dáng đến các vụ kiện bán phá giá mà còn liên quan đến các vấn đề khác như kêu gọi đầu tư, thông tin chính sách phát triển kinh tế vĩ mô, ngành nghề kinh doanh...
Cũng theo ông Kiệt, sỡ dĩ hoạt động lobby trở nên cần thiết ở Mỹ vì đây là một nước rộng, có quá nhiều thông tin và chính kiến đa chiều, thậm chí trái ngược nhau. Điều này khiến cho những chính trị gia, nhà làm luật mù thông tin vì không biết nghe ai.
Còn tại VN, ông Kiệt cho rằng đã đến lúc VN cần có luật lobby, cần có những cuộc vận động hành lang chính thống để các lãnh đạo hiểu hơn về DN. “Trong thời đại internet ngày nay đã xuất hiện kiểu thông tin đa chiều, hay gọi là hiện tượng nhiễu thông tin do vậy chính sách lobby sẽ giúp cho DN có cơ hội tiếp cận giới chính trường” - ông Kiệt nói.


 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Mạnh tay lobby cho giá dầu.... Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất