|
| 11/5/2010, 9:41 pm | |
| | | |
| |
7 giờ tối chủ nhật, điện thoại reo, những câu thông báo ngắn gọn từ phía Công an quận Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh): "Một xác nam chết trôi cặp mé bờ sông đường Kha Vạn Cân, hướng vào ký túc xá Đại học Luật... Các anh đến nhanh nhanh!"...
Chiếc xe trắng toát từ bùng binh Phú Lâm luồn lách giữa dòng xe cộ đông đúc, tăng tốc độ về hướng Thủ Đức. "Đến sớm cho người xấu số được yên ổn!" - tổ trưởng Tổ nhặt tử thi Vũ Hữu Hải bộc bạch. Đêm cuối tuần với người xấu số Cabin xe vừa vặn 3 chỗ ngồi, tài xế tên Khang, trẻ hơn rất nhiều so với chú Hải và chú Sáu - hai thành viên của Tổ nhặt tử thi. 8 giờ tối, xe đến đường Kha Vạn Cân. Gió mát, không khí yên ả của vùng ngoại thành làm tinh thần tôi bớt căng thẳng trước khi đối mặt với người xấu số. Xe chạy chầm chậm để tài xế hỏi đường, bỗng từ xa, xuất hiện một cảnh sát vẫy tay đón từ đầu ngõ. Xe rẽ vào con đường đất nhỏ, hai bên lộ, dân chúng đứng lố nhố, tò mò theo đuôi chiếc xe lạnh. Trời tối đen, ánh trăng non đầu tháng lờ mờ, bờ sông Sài Gòn hiện ra, xe ngừng lại. Cửa mở, chú Hải và chú Sáu bước xuống, mùi tử khí phảng phất đâu đây. Lần theo ánh đèn pin, sát mé sông chúng tôi thấy mấy cây nhang đang tỏa khói. Một xác chết nam bụng trương nước, sọ lộ ra từng mảng, tay chân đang bị phân hủy giơ thẳng lên trời, nổi lềnh bềnh cách bờ chừng 1 mét. "Ông này chắc chết hai ba ngày, đang chờ mình đến vớt. Sợ không vậy, chú em ?" - quay qua tôi, chú Hải đùa. Đứng xa 2-3 mét, tôi và những người hiếu kỳ còn thấy lạnh người, trong khi hai chú cứ cúi sát người xuống tử thi bốc mùi nồng nặc kia tính toán, vạch phương án. Lúc này, tài xế Khang đã đeo găng tay, mở hộc lạnh lấy băng ca inox, phủ tấm bạt nhựa sẵn sàng. Hai ông già loay hoay lôi trong bụi cây ra những dây nylon nối lại, vừa làm vừa tiến dần đến mép nước, hốt bỏ những cây nhang tàn... Hai người lấy một chân trụ trên bờ, nhoài người ra ngoài, cố dùng hết sức bình sinh nắm lấy hai cánh tay cứng đơ, lạnh tanh của cái xác kéo mạnh vào. Tử thi cập bờ, nằm sóng soài trên mặt cỏ, hai ông già mặt đỏ gay, mồ hôi bắt đầu lấm tấm... Phía ngoài, tiếng xe gắn máy gầm rú, rọi ánh sáng đèn pha để hỗ trợ. Gió thổi mạnh, mùi tử khí lan tỏa, người đứng xem bịt chặt mũi, miệng. Đứng thở chừng vài mươi giây, chú Sáu và chú Hải lại khệ nệ vừa khiêng vừa lôi cái xác nặng chịch kia nằm chỉnh chu vào băng ca, sửa lại tư thế... "Có vậy người chết mới thoải mái" - chú Sáu nói. Trước khi cho băng ca vào hộc, hai chú còn tỉ mỉ lấy trên tay nạn nhân những miếng da cho vào bao nylon để cảnh sát dễ dàng xác định dấu vân tay. Xong việc, cả ba người lại hì hục khiêng băng ca đưa lên xe. Tháo vội đôi găng tay, chú Sáu vội bật lửa đốt thuốc... Hơn 9 giờ đêm, xe chầm chậm tiến sâu vào nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Đến khi người quá cố đã nằm im trong hộc lạnh của nghĩa trang chờ giải phẫu, hai ông già mới rửa xe, bàn giao biên bản, lấy băng ca mới, rửa tay. Gần 22 giờ, tất cả về tới đội, bữa cơm chiều giờ đã nguội tanh. Qua một đêm cuối tuần... "Mình không làm thì ai làm?" Tổ nhặt tử thi có vỏn vẹn 9 người, mỗi ca có 3 người trực. Cứ ba ngày làm một bữa, trực chiến 24/24 bất kể đêm hôm, lễ tết. Cứ thế ngày qua ngày, hết tuần hết tháng, thấm thoát chú Hải, chú Sáu cũng đã có hơn 20 năm thâm niên gắn bó với cái nghề độc nhất vô nhị này. Chú Hải vào nghề năm 1980, đến nay cũng đã nhặt hơn vài ngàn tử thi. Lần đầu tiên đi nhặt xác chết trôi ở cầu Calmette (Q.4, TP Hồ Chí Minh), chú sợ, còn người hiếu kỳ cứ đòi xem mặt người xấu số. Thế là chú đánh liều giở chiếu ra, rồi nôn thốc nôn tháo. Đến giờ chú đã quen cầm nắm, ôm vác xác chết, nhưng vẫn không thể nào thích nghi được với tử khí. Chú Bảy Nhẫn khi mới vào nghề còn phải giấu bà xã, thế rồi thím cũng biết và "cấm vận" với lý luận: "Ban ngày ông đi ôm xác chết, tối về lại ôm tôi à...!". Đó là còn chưa kể, đêm ba mươi, mùng một Tết hiếm khi không có công tác. Tết nhất các chú chẳng dám đến nhà ai, vì ngại người ta đổ thừa là đem xui xẻo đến... Tổ nhặt tử thi trực thuộc Công ty Môi trường đô thị TP Hồ Chí Minh (Sở Tài nguyên và Môi trường). Là đơn vị duy nhất chuyên thu nhặt tử thi từ xác vô danh, chết trôi, lề đường xó chợ, xác trong các vụ án mạng, trọng án... để phục vụ Cơ quan điều tra và Pháp y thành phố. Ngoài ra, còn một số nhân viên nhà xác trong bệnh viện tại thành phố cũng thường là những người đi nhặt những tử thi thiệt mạng vì tai nạn giao thông. Nghề nào cũng có đặc trưng riêng. Đối với những người đi nhặt tử thi, đằng sau những xác người xấu số là những bi kịch đau lòng của cõi nhân sinh. Ca trực trước, chú Hải đi nhặt xác một cụ già lớn tuổi treo cổ tự vẫn. Chú buồn bã kể lại: "Nhà neo đơn, con cái bỏ rơi cụ, buồn quá nên sống làm gì!". Hơn tháng trước, cả tổ nhặt xác của chú đau thắt lòng khi chứng kiến đứa con nhỏ ngồi khóc bên xác người mẹ bị cướp đâm, máu tràn ướt sũng cả nệm... Cách đây tròn 10 năm, chính chú Bảy Nhẫn là người đã lặn lội đi nhặt lại từng bộ phận bị chặt rời của nạn nhân T.T.B trong vụ án Nguyễn Trung Nhiên giết người tình rồi chặt xác. Chú vẫn còn nhớ cụ thể hành trình từ căn nhà của nạn nhân ở phường 1, Q.Tân Bình, đến Phú Nhuận để tìm từng mảnh của tử thi bị hung thủ vứt tứ tán. "Sau này đọc báo tôi mới biết rõ đầu đuôi vụ án, tội nghiệp cô gái ấy..." - chú Bảy hồi tưởng. "Nghề gì cũng cần lương tâm, đối với người chết mình lại càng không thể qua loa được!" - tài xế Khang tâm sự. Không chỉ thường xuyên phải đối mặt với những cái xác vô danh mà nguyên nhân chết rất đa dạng, thành viên của Tổ nhặt tử thi còn thường xuyên đảm nhận công việc vận chuyển những bệnh nhân AIDS vừa qua đời của Trung tâm Mai Hòa, Củ Chi. Với một tử thi bình thường, mùi hôi của xác chết đã làm bao người ngán ngại, huống chi là những tử thi vừa mất bởi căn bệnh thế kỷ đáng sợ kia. Chú Bảy Nhẫn tâm sự: "Với những cái xác ấy mình cẩn thận hơn, dù sao người ta cũng đã mất, những nữ tu ở đấy họ còn không ngại huống hồ là mình...". Không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết những thành viên của đội nhặt xác đều là những ông già sắp về hưu, con đàn cháu đống cả rồi. "Thời buổi này hiếm anh trai trẻ nào dám làm công việc này. Ngày xưa làm để rồi bén duyên với nó, nghĩ cũng vì tích đức mà làm đến giờ... Nhiều khi ngại lắm, cứ lo bà con hàng xóm biết mình làm cái nghề "ghê ghê" này. Nhưng nghĩ lại mình không làm thì ai sẽ làm?" - chú Nhẫn bộc bạch. Nhìn những ông già của đội nhặt xác chỉ mang độc nhất đôi găng tay, mỗi ca làm việc vỏn vẹn 2 người, nhiều khi khiêng vác thở hổn hển, bảng làm việc ngày mùng một Tết vừa rồi dày đặc 5 vụ vậy mà vẫn lạc quan yêu đời, tôi chợt không còn cảm thấy ghê sợ trước những xác người xấu số kia nữa... nguồn: ykhoanet.com |
|
|
12/23/2010, 10:20 am | |
| | | |
| |
bài này hấp dẫn mà ko ai đọc ta |
|
|
12/23/2010, 10:27 am | |
| | | |
| |
bài hay thật ! |
|
|
12/23/2010, 10:39 am | |
| | | | Status : .........smile..........
|
|
| | |
| |
Giờ mới biết là có nghề này! Phục mấy chú đó gê! |
|
|
12/23/2010, 11:00 am | |
| | | |
| |
XH còn nhiều người có tấm lòng thật...phục quá! |
|
|
12/23/2010, 1:14 pm | |
| | | |
| |
bài thì hay thật đó nhưng có điều vừa ăn mì tôm vừa đọc, ăn thấy mất ngon lun.....hjc |
|
|
12/23/2010, 1:47 pm | |
| | | |
| |
công việc thầm lặng mà ít ai biết tới |
|
|
12/24/2010, 1:17 pm | |
| | | | Status : hãy lun mỉn cười
|
|
| | |
| |
"THỜI BUỔI NÀY HIẾM A TRAI TRẺ NÀO DÁM LÀM CÔNG VIỆC NÀY" .E tin sẽ có a quý dám làm công việc cao cả này .Cố lên a e ủng hộ nhưng e thấy sợ sợ .kekke |
|
|
12/24/2010, 7:50 pm | |
| | | |
| |
thôi đi nha,anh còn lấy vợ,làm nghề này ai dám lấy |
|
|
12/25/2010, 7:32 pm | |
| | | | Status : hãy lun mỉn cười
|
|
| | |
| |
Yên tâm sẽ có một cô gái cũng sẽ làm nghề đó lấy a mà kakka .Ráng lên .Vì hp của những tử thi |
|
|  Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục | |
|
 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục | |
| |
Trả lời nhanh |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | | | Trang 1 trong tổng số 1 trang | | | | | | | | | | | |
|
|