| | | |
| |
Không còn là rác thải
Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí ‘Industrial & Engineering Chemistry Research’, các nhà khoa học cho biết vỏ chuối xay nhỏ có thể kết dính và tích tụ kim loại chì và đồng trong nước và giúp việc phát hiện chất kim loại có hại rất dễ dàng. Phát hiện từ nghiên cứu trên đưa ra một tia hi vọng mới với người dân các nước phát triển, nơi chất lượng nước sinh hoạt còn thấp và công nghệ lọc nước tiên tiến nhất chưa được đưa vào ứng dụng.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng chẳng ai vội vàng đổ vỏ chuối xuống nước bẩn để lọc thành nước dùng trong sinh hoạt. Thay vào đó, kỹ thuật này có thể sẽ được nghiên cứu ứng dụng trong môi trường công nghiệp như một nguyên liệu không chứa độc tố và có giá thành thấp, giúp đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch.
“Tôi thấy ngạc nhiên khi phát hiện vỏ chuối có khả năng tách độc tố cao hơn các nguyên liệu tương tự được tạo ra từ các phản ứng hóa học như silic, ô-xít nhôm, và xen-lu-lô”, ông Gustavo Castro, nhà nghiên cứu hóa học phân tích tại Viện Nghiên cứu Khoa học Sinh học tại Botucatu, Brazil, cho biết.
“Tất cả những nguyên liệu này được sản xuất trong phòng thí nghiệm với cùng một mục tiêu loại bỏ kim loại trong nước. Tuy nhiên, giá thành nguyên liệu hiện đang cao, đồng thời quá trình sản xuất chúng tạo ra một số chất cặn bã độc hại”.
Các kim loại nặng như đồng và chì là những chất ô nhiễm phổ biến trong nước thải nông nghiệp và công nghiệp.
Thậm chí với nồng độ rất thấp trong nước ăn, những kim loại này cũng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, gây ra các hiện tượng từ nhẹ như nôn mửa tới nghiêm trọng như tổn thương gan và não.
Điều đáng lo ngại là các kim loại này lại rất khó phát hiện nếu ở nồng độ thấp.
Trong quá trình tìm kiếm phương pháp loại bỏ kim loại từ nước ăn không ảnh hưởng tới môi trường, nhiều nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu dứa, sợi dừa, vỏ táo và nhiều nguyên liệu khác. Ông Castro và cộng sự là những người đầu tiên thử nghiệm với vỏ chuối, loại chứa các protein có thể kết dính với kim loại.
Các nhà nghiên cứu bắt đầu với những bình nước chứa hàm lượng ion đồng và chì dương tính đã được phâ tích từ trước. Nhóm nghiên cứu thả vỏ chuối được xay và sấy khô vào các bình chứa này và quấy đều. Sau vài phút, ông Castro cho biết nồng độ kim loại trong nước thấp hơn so với giai đoạn đầu cuộc thí nghiệm. Như vậy, có thể kết luận rằng vỏ chuối đã hấp thụ kim loại.
Kỹ thuật này vẫn có hiệu quả kể cả khi nước có độ pH cao, nghĩa là kỹ thuật này cũng có thể ứng dụng trong xử lý nước thải công nghiệp. Vỏ chuối có thể duy trì được khả năng hấp thụ kim loại sau 10 đợt thử nghiệm. “Phát hiện có ý nghĩa lớn”
Ông Ashok Gadgil, kỹ sư môi trường tại Đại học California, Berkeley, cho biết vỏ chuối không thể dùng để loại bỏ kim loại hoặc làm sạch nước bị nhiễm bần. Thay vào đó, giá trị của vỏ chuối nằm trong khả năng tập hợp lượng đồng và chì cũng như hỗ trợ các thiết bị dễ phát hiện kim loại hơn. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Mỹ, lượng chì tối đa cho phép trong nước uống là 15 phần tỉ. Mức độ thấp như vậy có thể lọt lưới với nhiều loại thiết bị lọc.
Trong nghiên cứu trên, vỏ chuối làm tăng mức độ lắng đọng của đồng và chì thêm 20%, khiến những kim loại này dễ bị phát hiện hơn, dù bằng những công cụ đơn giản.
Theo ông Gadgil, những người sử dụng các dụng cụ thô sơ nhất cũng sẽ cảm thấy vui khi việc xác định mức độ lắng đọng của một chất họ đang tìm kiếm dễ dàng hơn 20 lần.
“Phát hiện này có ý nghĩa lớn đối với những người ít được tiếp xúc với những công cụ lọc nước tinh vi. Họ có thể sử dụng phương pháp này để kim loại lắng tụ trước và sau đó có thể xác định lượng kim loại bằng những thiết bị rất đơn giản”, ông Gadgil cho biết.
Trước khi ứng dụng phương pháp này để kiểm soát chất lượng nước trên toàn thế giới, ông Gadgil cho rằng cần thử nghiệm với nhiều loại chuối và ở các mức độ chín khác nhau.
Sưu tầm |
|
|
 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục | |
|
 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục | |
| |
Trả lời nhanh |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | | | Trang 1 trong tổng số 1 trang | |