Ghi Nhớ?
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chấm dứt việc “đại học dạy đại học” vào năm 2015 Avatar11



Về Đầu Trang
5/19/2010, 8:25 am
songthan272
songthan272
Thành Viên
Thành Viên
songthan272

Coin : 62651
Thanks : 15

Chấm dứt việc “đại học dạy đại học” vào năm 2015 AvatarChiều 17/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị sơ kết việc triển khai chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và chương trình hành động của Bộ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012.

Nhiều ý kiến tại hội nghị thống nhất để đổi mới quản lý giáo dục đại học cần phải nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên, chuẩn đầu ra chính là thước đo để đánh giá trình độ đào tạo...

Chấm dứt tình trạng “cơm chấm cơm”

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu, đến tháng 12/2010, tất cả các trường phải hoàn thành việc rà soát hoặc xây dựng chiến lược phát triển trường giai đoạn 2010-2020 và công bố trên website.

Các trường cần tổ chức xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho các ngành nghề tương ứng với trình độ đào tạo của trường. Đồng thời, xây dựng lộ trình phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, phấn đấu đến năm 2014-2015 phải chấm dứt tình trạng “đại học dạy đại học,” kiên quyết không để giảng viên đứng lớp vượt quá nhiều giờ so với quy định.

Từ năm học 2010-2011 các trường phải công khai giờ giảng, đề tài nghiên cứu khoa học của từng giảng viên trên website, tiếp tục thực hiện việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên qua môn học, tổ chức rà soát giáo trình, tham khảo các chương trình, giáo trình cùng khối ngành đang được đào tạo nước ngoài.

Đến năm 2012, các trường đều có đủ giáo trình phục vụ đào tạo các môn học được thực hiện dưới các hình thức như tổ chức biên soạn, lựa chọn, mua bản quyền của nước ngoài, dịch và in trong nước.

Trước những ý kiến trao đổi, Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận khẳng định đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học là khâu đột phá của đột phá. Tạo cơ chế khung pháp lý và các điều kiện tâm lý xã hội để cho các cơ sở tự chủ nhiều hơn nữa.

Theo Thứ trưởng, trong quá trình đổi mới sẽ điều chỉnh theo nguyên tắc cấp trên làm những việc mà cấp dưới không làm được. Từ đó, các cơ quan Bộ sẽ chuyển sang ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để có sự đồng bộ, kịp thời đi vào cuộc sống. Đây là động lực để nâng đỡ những nhân tố mới, ngăn chặn những tiêu cực.

Chuẩn đầu ra là thước đo

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý cho hay, sau hai tháng triển khai thực hiện chỉ thị về đổi mới quản lý giáo dục đại học, đã có 272 trong tổng số 407 trường đại học, cao đẳng chiếm 67% gửi báo cáo tình hình triển khai chỉ thị về Bộ Giáo dục và Đào tạo, dù nhiều báo cáo vẫn còn thiếu việc công bố chuẩn đầu ra.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến đầu tháng 2/2010, 100% các trường đã gửi báo cáo tình hình thực hiện ba công khai về Bộ. Báo cáo của các trường đã cung cấp thông tin cơ bản về số lượng và cơ cấu đội ngũ giảng viên theo trình độ; quy mô đào tạo; diện tích đất đai; diện tích sàn xây dựng; tình hình tài chính; chuẩn đầu ra...

Thống kê cho thấy, hiện mới có 82% trường có website riêng; 66% số trường chưa báo cáo ba công khai đầy đủ theo quy định; gần 50% trường chưa xây dựng và công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo...

Phần lớn ý kiến ở các trường đều cho rằng, đầu tư của Nhà nước còn dàn trải, học phí thấp, chậm thay đổi, điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn dẫn tới việc thực hiện nhiều nhiệm vụ mang tính đối phó. Hình thức đào tạo theo tín chỉ chưa triệt để bởi vẫn thiếu giảng viên, phòng học và giáo trình. Thu nhập thấp không tạo động lực để giảng viên chuyên tâm vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học...

Có nhiều ý kiến đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần siết chặt chỉ tiêu đào tạo vừa học vừa làm, liên thông, từ xa; tăng cường kiểm tra và xử lý các trường vi phạm trong tuyển sinh và đào tạo không chính quy. Nhiều ý kiến lãnh đạo các trường đều khẳng định chuẩn đầu ra chính là thước đo đào tạo.

Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị đầu tiên có sự kiểm định chương trình đào tạo của Đại học Công nghệ đạt trình độ quốc tế. Hiệu phó trường Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hữu Đức nhấn mạnh kiểm định chất lượng phải theo chuẩn quốc gia và quốc tế.

Hiện nay, Đại học Quốc gia Hà Nội đang triển khai thực hiện đề án xây dựng 16 ngành đào tạo đại học, 23 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Trên cơ sở đó, xây dựng từng bộ môn, từng khoa.

Để việc đổi mới giáo dục đại học có hiệu quả, theo phó giao sư-tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức - hiệu phó Đại học Quốc gia Hà Nội, chất lượng và hiệu quả được đo bằng việc sinh viên ra trường làm việc có đáp ứng được nhu cầu xã hội hay không. Vì vậy, các đơn vị đào tạo phải điều chỉnh chương trình đào tạo, cần phối hợp với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo.

Giáo Từ Quang Hiển, Giám đốc Đại học Thái Nguyên cho biết, thời gian qua, trường đã tập trung xây dựng chuẩn đầu ra, xây dựng giáo trình chuẩn. Đại học Thái Nguyên đang phấn đấu đến hết năm 2012 đảm bảo 100% giáo trình được số hóa. Trường cũng ổng kết rút kinh nghiệm theo học tín chỉ nhằm đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và thành lập bộ phận chuyên trách đánh giá sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp./.


Lê Vân (Báo Tin Tức/Vietnam+)


 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Chấm dứt việc “đại học dạy đại học” vào năm 2015 Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất