Ghi Nhớ?
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Nguy cơ từ phẩm vàng tổng hợp (E102) Avatar11



Về Đầu Trang
7/10/2011, 7:18 am
maynhocbi
…™…ßµớ¢…†hậ†…¢hậm…để…qµên…mộ†…ngµờ¡…
maynhocbi
Quản Trị Viên
Quản Trị Viên
maynhocbi

Birthday : 02/03/1990
Coin : 54917
Thanks : 229
Status : …™…ßµớ¢…†hậ†…¢hậm…để…qµên…mộ†…ngµờ¡…

Nguy cơ từ phẩm vàng tổng hợp

TP - Phẩm vàng tổng hợp, thứ phẩm đang được dùng trong
rất nhiều loại thực phẩm tiêu thụ ở Việt Nam, nhất là mỳ tôm, vừa được
cảnh báo có nguy cơ gây nhiều chứng bệnh.


Nguy cơ từ phẩm vàng tổng hợp (E102) ImageHandler


Một số thực phẩm bán trên thị trường có chứa E102 như
bánh pudding, bánh hỗn hợp, đồ uống có ga, kẹo cao su, mì, snack, v.v...
E102 được sử dụng rộng rãi hơn cả trong nhiều sản phẩm mỳ ăn liền. Khảo
sát qua các chợ và siêu thị ở Hà Nội, chúng tôi thấy một số sản phẩm mỳ
ăn liền công khai ghi có sử dụng màu tổng hợp E102 như mỳ Hảo Hảo hương
vị sa tế hành, mỳ xào Táo Quân hương vị thập cẩm, mỳ Hảo Hảo hương vị
nấm, mỳ Miliket, mỳ Cung Đình, v.v... Hay món nui (dùng để nấu nước súp,
xào với các loại rau, củ, thịt, hải sản, gia vị) cũng thấy ghi trên bao
bì có dùng “màu thực phẩm tổng hợp E102”.

Đây thực sự là một mối nguy lớn đối với sức khỏe người
tiêu dùng, khi tại Việt Nam, sản lượng mỳ tiêu thụ trong năm 2010 là 5
tỷ gói, theo báo cáo tháng 4-2011 của Cty Nghiên cứu Thị trường
Euromonitor International. Dự báo, thị trường mỳ ăn liền của Việt Nam
tăng trưởng từ 15-20% mỗi năm và, như vậy, đến năm 2015, mức tiêu thụ mỳ
ăn liền tại Việt Nam sẽ lên đến 10 tỷ gói.

EU cảnh báo, Nhật Bản không dùng

Phẩm vàng tổng hợp đó, theo PGS.TS Trần Đáng, nguyên
Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Bộ Y tế, có tên khoa học là
tatrazine và được CODEX Quốc tế đánh số ký hiệu là E102. Chất bột màu
vàng này tan trong nước và được dùng làm chất tạo màu trong nhiều lĩnh
vực, trong đó có lĩnh vực mỹ phẩm, dược phẩm và, nhất là, thực phẩm.

Hóa ra, tác hại của phẩm màu vàng tổng hợp E102 không
còn mới với nhiều quốc gia. Kết luận này dựa trên nhiều nghiên cứu khoa
học có giá trị như nghiên cứu của Đại học Southampton về phụ gia thực
phẩm và sự hiếu động thái quá ở trẻ em 3 tuổi, 8-9 tuổi trong cộng đồng;
nghiên cứu đăng trên báo J. Pediatr. (tạp chí của Mỹ về chăm sóc sức
khỏe trẻ em & thanh thiếu nhi) về màu thực phẩm tổng hợp và hành vi.


Với những minh chứng về sự độc hại đối với sức khỏe
người tiêu dùng, E102 bị cấm dùng trong thực phẩm đặc biệt là mỳ ăn liền
tại Nhật Bản từ tám năm nay và hạn chế sử dụng tại các nước thuộc Liên
minh Châu Âu (EU) từ ba năm nay.

Tại Hàn Quốc, người ta khuyến cáo không nên sử dụng E
102 trong một số thực phẩm trong đó có mỳ. Tại Anh, Hiệp hội Tiêu chuẩn
Thực phẩm Anh đề nghị các nhà sản xuất loại bỏ các màu thực phẩm được
nghiên cứu và khuyến cáo không dùng bởi Đại học Southampton, trong đó có
E 102.


Nguy cơ từ phẩm vàng tổng hợp (E102) ImageHandler
Các nhà khoa học khuyến cáo cần làm rõ
lứa tuổi và mức độ trẻ Việt Nam bị tác động khi ăn mỳ gói có dùng phẩm
màu vàng E102 ở các liều lượng khác nhau.


Việt Nam: Chờ Bộ Y tế

Giữa tháng 3-2011 tại TPHCM, Cty Vifon phối hợp với một
số đơn vị tổ chức một hội thảo “An toàn thực phẩm và việc sử dụng phẩm
màu tổng hợp, chất bảo quản trong sản xuất thực phẩm của nước ta”. Hội
thảo có sự tham dự của lãnh đạo Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, bàn về
vấn đề nêu trên, trong đó có đề cập đến chất màu tổng hợp E102. Từ bấy
đến giờ, vẫn chưa thấy ý kiến nào của cơ quan chức năng về vấn đề này.
Cụ thể, không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến việc sử dụng E102 trong sản
xuất các loại mỳ gói với số lượng tiêu thụ lớn tại Việt Nam như nêu
trên.

Điều tra của phóng viên cho thấy, một số hãng sản xuất
mỳ của Nhật Bản khi sản xuất mỳ gói tại nước họ thì không thấy có E102,
vì biết rõ chất này có hại. Nhưng sang Việt Nam sản xuất, lại vẫn thấy
cho E102 vào sản phẩm như một số nhãn hiệu nêu ở đầu bài. Vì sao vậy?

Theo “Ảnh hưởng độc hại của tatrazine đến khả năng sinh
sản...” do Tạp chí Dược&Độc học Hoa Kỳ (American Journal of
Pharmacology and Toxicology), phẩm màu vàng tổng hợp E102 được chứng
minh gây nên tình trạng tăng sự hiếu động thái quá ở trẻ em và ảnh hưởng
xấu đến chức năng sinh sản ở nam. Nam giới ăn một lượng quá ngưỡng có
thể bị suy giảm tinh trùng và làm tinh trùng bị biến dạng. Nó còn là một
trong những chất phụ gia nguy hiểm nhất cho bệnh nhân hen và những
người không dung nạp thuốc aspirin.

Việc hàng loạt thực phẩm sản xuất ở Việt Nam vẫn hồn
nhiên sử dụng E102, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm. Song trách nhiệm
chính có lẽ thuộc về cơ quan quản lý mà cụ thể là Cục ATVSTP, Bộ Y tế.
Một quan chức của Cục ATVSTP cho hay Cục vừa có cuộc họp bàn về E102.
Tuy nhiên, những động thái tiếp theo của cơ quan chủ quản của Bộ Y tế
được cho là quá chậm.







Theo Quy định&Tiêu
chuẩn Thực phẩm và Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Thương mại Hải ngoại
Nhật Bản ban hành tháng 4-2011, phẩm màu vàng tatrazine bị cấm dùng
trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có mỳ gói. Theo tiêu chuẩn JAS của
Nhật Bản, chất tatrazine cũng không nằm trong danh mục các chất phẩm
màu được sử dụng trong mỳ.

Theo Quy định (EC) số 1333/2008 của Nghị
viện Châu Âu và của Hội đồng Châu Âu ngày 16-12-2008 về các chất phụ gia
thực phẩm, trong danh sách các màu thực phẩm buộc phải ghi rõ thông tin
bổ sung trên nhãn, có phẩm màu vàng Tatrazine (E 102). Phẩm màu này
buộc phải ghi những dòng chữ như “có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động và
sự chú ý của trẻ em”. Tại Mỹ cũng có các khuyến cáo tương tự.


Theo dân trí


Tài sản
 :

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Nguy cơ từ phẩm vàng tổng hợp (E102) Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất