Ghi Nhớ?
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
[Bàn luận]NHÌN MÔN SỬ, NGHĨ ĐẾN TÌNH TRẠNG DIỄN ĐÀN Avatar11



Về Đầu Trang
7/27/2011, 12:16 pm
ThaiTan_Phan
TRƯỜNG SA - HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM; ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM, TẨY CHAY HÀNG tàu
ThaiTan_Phan
Thành Viên V.I.P
Thành Viên V.I.P
ThaiTan_Phan

Birthday : 27/08/1991
Coin : 65489
Thanks : 102
Status : TRƯỜNG SA - HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM; ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM, TẨY CHAY HÀNG tàu

Vừa mới đọc 1 bài viết về điểm thi đại học môn Lịch Sử xong, cảm thấy bức xúc nên lập topic này!
Đề thi năm nay nhiều báo đánh giá khó, nhưng thực sự có phải vậy không, hầu hết, nếu nhạy một tí, đều có thể đoán được đề.

Đặt vấn đề:
Trong tình hình hiện nay, nhất là năm nay, kỉ niệm 100 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, và nhất là vấn đề căng thẳng biển Đông, thì lẽ dĩ nhiên, cũng nên "học tủ" một số câu về những vấn đề trên. Thế mà, điểm Sử có vẻ như, càng ngày càng tệ!

Đúng là MÔN LỊCH SỬ ĐANG LỤI TÀN THẬT
. GIỚI TRẺ NGÀY NAY NHIỀU NGƯỜI (thậm chí là học sinh giỏi này, giỏi nọ, chém gió đủ thứ), thế mà, chỉ cần hỏi câu đơn giản: "Quốc Khánh ngày nhiêu, ngày sinh Bác Hồ, Ngày thành lập Đảng...Vẫn lúng túng, ầm à ậm ừ mới khổ chứ!
--> phải nói rằng: MẤT GỐC! Nói hơi quá, cái này, là cái tối thiểu của một công dân Việt Nam phải biết chứ! Thế mà!

Dưới đây là lượt trích về môn sử năm nay tại nhiều trường:

Trích dẫn :
Điểm thi môn sử thấp không ngờ: Lỗi từ cách dạy
TT - Theo nhiều cán bộ chấm thi, rất nhiều bài thi sử có nội dung lan man, lạc đề, lấy sự kiện này cắm vào mốc thời gian nọ, sai kiến thức cơ bản... Có bài thi 12 trang giấy nhưng giám khảo chỉ có thể cho 1 điểm.

Nhiều người cho rằng đó là hậu quả của việc dạy và học vẹt, coi thường môn sử ở bậc phổ thông.

Nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM dự thi vào khối C các trường ĐH tại TP.HCM xem điểm thi trên mạng ngày 26-7 - Ảnh: Như Hùng

Theo nhiều cán bộ chấm thi môn lịch sử, rất nhiều bài thi của thí sinh viết lan man, lạc đề, diễn đạt ngô nghê, thậm chí lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia. Cô T. - một giáo viên THPT tại TP.HCM, cán bộ chấm thi tại Trường ĐH Sài Gòn - cho biết mỗi túi bài thi (38 bài) nhưng điểm tổng chỉ từ 60-62. Thậm chí nhiều khi chấm ba bốn túi bài vẫn không có điểm 4, điểm 5 nào. Bài thi cao điểm nhất cô T. chấm tại trường này là 6,5 điểm. “Có thầy giáo chấm một bài thi được 8 điểm liền reo lên, các thầy cô khác liền đến xem. Phải nói là điểm thi quá thấp nên khi chấm được một bài điểm giỏi ai cũng mừng” - cô T. chia sẻ.

Râu ông nọ cắm cằm bà kia

ĐH Cần Thơ: 2,5% thí sinh đạt điểm trung bình môn sử

Chiều 26-7, Trường ĐH Cần Thơ đã công bố điểm thi. Thạc sĩ Nguyễn Vĩnh An, trưởng phòng đào tạo, cho biết mặt bằng điểm thi năm nay thấp hơn so với năm 2010. Đặc biệt, điểm thi môn sử rất thấp và giảm mạnh so với năm 2010. Thống kê cho thấy chỉ có 151 thí sinh đạt điểm môn sử từ 5 điểm trở lên, chiếm tỉ lệ 2,7% (năm 2010 số thí sinh thi môn sử đạt điểm từ 5 trở lên là 13,5%). Điểm thi các môn còn lại nhìn chung cũng giảm hơn so với năm 2010. Riêng môn toán khối A điểm thi tương đối thấp (từ 5 điểm trở lên chỉ đạt 4,8%). Với mặt bằng điểm thi năm nay, ông An dự báo điểm chuẩn có thể thấp hơn năm 2010.

Thống kê từ một số trường công bố điểm trong ngày 26-7 cho thấy điểm thi môn sử cũng khá thấp. Trường ĐH Lạc Hồng chỉ có ba thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên, chiếm 2,3%. Tỉ lệ này tại Trường ĐH Luật TP.HCM là 4,6%. Chỉ duy nhất Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) có tỉ lệ thí sinh đạt điểm sử từ 5 trở lên là 12,6%.

T.XUÂN - M.GIẢNG
Theo cô T., các lỗi thí sinh mắc phải nhiều nhất đó là sai kiến thức cơ bản, diễn đạt ngô nghê, lạc đề.

Không chỉ thế, nhiều thí sinh bỏ giấy trắng hoặc chỉ viết được vài dòng. Những thí sinh này rất thuộc bài, viết rất đầy đủ ý nhưng chỉ tiếc đó không phải là nội dung đề yêu cầu. Trong khi đó, có thí sinh viết đến 12 trang giấy nhưng chỉ có thể cho 1 điểm do phần lớn nội dung bị lạc đề.

“Đề thi năm nay tương đối khó, không đặt ra yêu cầu cụ thể mà chỉ đặt vấn đề và thí sinh phải biết chọn đúng sự kiện, đúng nội dung để làm, vì thế nhiều em đã chọn sai sự kiện. Chẳng hạn câu 1, nhiều thí sinh không phân tích nguyên nhân mà lại sa đà vào quá trình ra đi tìm đường cứu nước. Câu 3 là câu thí sinh sai nhiều nhất. Đề không cho cụ thể là thắng lợi chính trị, quân sự hay ngoại giao nên thí sinh chọn nhiều thắng lợi khác nhau như Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến thắng Tây nguyên... trong khi dữ kiện đúng là ký kết hiệp định Paris.

Và như thế là không có điểm dù viết cả mấy trang giấy. Đó là hậu quả của cách học vẹt, không tư duy”.

Tương tự, một giảng viên Trường ĐH Văn hóa TP.HCM cho biết nhiều thí sinh không nắm vấn đề nên làm câu này được vài dòng lại nhảy sang làm câu khác nhưng cũng chỉ được năm ba câu. Nhiều thí sinh viết cả trang giấy nhưng không đúng được một ý nào và phải cho điểm 0. Nhiều thí sinh nhớ sai sự kiện, chọn sai sự kiện trình bày khiến bài làm không có kết quả. Điểm bài thi hầu hết dưới trung bình.

Chương trình nhồi nhét

Theo nhiều giáo viên, đề thi sử năm nay tương đối khó nhưng ThS sử học Huỳnh Đức Thiện - Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) - đánh giá đề thi khó và thí sinh không làm được bài là hệ quả của cách dạy nhồi nhét, không dạy cho học sinh cách tư duy và yêu thích môn lịch sử.

“Cách dạy ở bậc phổ thông là xong bài nào chỉ giúp học sinh biết bài đó mà không có sự so sánh giữa các giai đoạn. Chương trình phổ thông thiên về sự kiện mà không chú ý đến đặc điểm, bản chất của sự kiện. Chương trình và cách dạy khô khan khiến học sinh chán học môn sử. Do đó khi làm bài, thí sinh chỉ trình bày lại những sự kiện đã học mà không có sự tư duy, chọn lọc hay so sánh” - ông Thiện nói thêm.

Lý giải về vấn đề này, một giáo viên THPT tại Q.Tân Bình TP.HCM phân trần: “Thường thì cuối tháng 3 chúng tôi hoàn tất chương trình môn lịch sử. Ở nhiều trường tốp dưới, nếu có thi tốt nghiệp môn sử thì ôn cho các em cũng chỉ mong đậu tốt nghiệp THPT. Nhiều em học yếu, không định hướng được mình thi khối nào nên cuối cùng chọn thi khối C. Liên quan đến chương trình, phải thừa nhận chương trình quá ôm đồm, chỉ dạy kiến thức giáo khoa thôi học sinh đã mệt rồi, lấy thời gian đâu mà tư duy. Cả thầy và trò cố gắng hoàn thành chương trình là đã mệt và hết thời gian”.

Ý kiến đánh giá:

Còn nhớ cách đây mấy năm, tỉnh ta nổi tiếng với 1 học sinh chuyên Lương Thế Vinh được 4 con 10 trong kỳ thi tốt nghiệp, nhưng vẫn rớt tốt nghiệp, bởi vì Lịch Sử 0đ (điểm liệt)...Từ đó, mở đầu cho những thế hệ "khờ sử nước nhà" đến thảm hại...
Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng hồi đó cũng từng nói đùa chuyện thi sử của thí sinh ngày nay:"Nhiều thí sinh nhầm lẫn Trần Hưng Đạo và Trần Quốc Tuấn là 2 anh em ruột, nhiều em còn cho nhân vật xuyên thời gian, nói rằng Đinh Bộ Lĩnh (924-979) là cha của Đinh Công Trứ (1842-1887, khởi nghĩa Ba Đình) mới ghê chứ...

Hơn nữa, một vấn đề đang khiến cả thế giới lo lắng: "Giới trẻ cái gì không biết là goole, cái gì cần tìm là goole...học tập một cách thụ động, kém thông tin, và thiếu sự đầu tư, suy nghĩ, cái gì cũng lên google để tìm kiếm, để bắt chước...
Viết một bài văn, ngày xưa, thì mày mò viết, tham khảo ý này ý nọ, đọc sách,hỏi thầy cô, bạn bè...Còn nay thì sao, mở miệng ra là biện hộ lý do "năm nay phải học lệch, tui học lệch mà, chẳng quan tâm mấy môn kia...", nên đồng loạt, lên google tìm văn mẫu, văn hay để chép...có trường hợp học thuộc lòng, hoặc bê nguyên si vào luôn bài văn để mà nộp...Thật quá sức tưởng tượng...
Để rồi sao, kết quả thật thảm hại, kêu viết 1 lá đơn, 1 đoạn văn miêu tả, cũng chẳng biết làm sao, lúng túng, ngơ ngơ ngáo ngáo...Thật đáng thương! (cái gì cũng photo, in sẵn để chỉ điền cái tên, cái tuổi vào thôi)...Hiện đại quá nó hại người thật!

Nhìn về diễn đàn:
Quay lại một cách vi mô hơn, mọi người có để ý trong diễn đàn không, lượng bình luận cho mỗi bài viết quá ít, khiến cho người đăng cũng nản, hay là chỉ bình luận một cách quá quá đơn giản như "thanks" hay một cái biểu tượng mặt cười...là xong...mà không hề có thêm một lời nào khác (đơn giản như hàng hiệu ấy nhỉ)...Bởi vì sao, nhìn lượt xem bài viết đó thì vẫn nhiều, mà lượt bình luận vào thì chẳng có, đơn giản vì người xem đọc thì thấy hay đó, nhưng thẳng thắng ra mà nói: KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG BÌNH LUẬN!
Một vấn đề cũng thường thấy, lượng người xem những bài viết hay như những bài văn, bài thơ hay, tự sáng tác, những vấn đề bình luận,...thì rất rất ít người ngó vào, mà dường như, họ chỉ chú tâm vào những bài nào có chữ "hot", chữ "khủng khiếp"...rồi vào xem rồi thất vọng trở ra, và phán 1 câu: "Diễn đàn chẳng có gì để xem"...

Nếu như bạn có khả năng, bạn thử đọc vài lần những bài viết hay thật sự xem, những bài tự sáng tác của mrtuyen.bk hay nguyên một kho thơ văn 20-11 á...bạn mới cảm nhận được trước mắt là cái hay của mỗi bài, cái đặc biệt của diễn đàn...và cuối cùng, mới yêu cầu là cái tâm huyết của người viết - cống hiến vì diễn đàn lớn mạnh, vì một tập thể Thanh Bình nói riêng, và cả Tân Phú nói chung...thế mà, được mấy ai nghĩ suy điều đó, rồi từ từ, thành viên tâm huyết cũng nản, nản thật sự, và ra đi!

Lướt vào khung chatbox, hay dạo những comment, toàn thấy nổi bật những hàng chữ: "chán", "chẳng có gì để xem", "tks,", mặt cười...mà rất hiếm bình luận đáng để quan tâm!
Bạn nghĩ xem, nói chán, nói dở, nói diễn đàn cùi bắp, chẳng ai vào, mà hãy nhìn lại mình, nhìn vào số lượng bài viết, bạn viết được mấy bài, nói thẳng ra, vào kiểu đó, chẳng ai ham...Làm những người khác xem những bình luận rất ư "lãnh cảm" đó, lại cũng kéo theo, mà theo Tâm lý học, đó là hiệu ứng tâm chấn lan truyền, một trạng thái chán nản hàng loạt! (những comment, những kiểu nói đó, ở những diễn đàn lớn, bạn đã bị cấm nick, xóa bài lâu rồi, những chỉ tại đây chỉ là một diễn đàn nhỏ, cần phải có thêm nhiều bài viết, cần nhiều lời bình luận, lượt truy cập để nhiều người vào, nên rất khó xóa những bài viết không có sự đầu tư, và dần hình thành 1 yêu cầu tối thiểu:Viết bài đúng nội qui là được, mà chưa quan tâm chất lượng bài viết như thế nào. hic, nghĩ mà bực.

Bạn biện luận rằng mình viết nhiều bài mà chẳng có ai đọc nên nản, mà nghĩ lại coi, cái bài của bạn có "nhảm" không, có đầu tư không, và có nêu lên được vấn đề bàn luận, đáng quan tâm không, hay đơn giản chỉ là một sự sao chép y khuôn, không chỉnh sửa (thường thấy nhất là việc bê y khuôn, dẫn tới bài viết nhìn ngứa cả mắt)...Phải đầu tư, lao tâm khổ trí và tâm đắc thì mới gặt hái được kết quả, đó là lẽ đời dễ hiểu mà...Diễn đàn chỉ cần chất lượng, không cần số lượng...Thà viết 1 bài mà nhiều lượt bình luận, còn hơn nhiều bài mà không hoặc tòm ten chỉ 1,2 bình luận kiểu an ủi!
Viết một bài viết hay thì cần thời gian rèn luyện nhiều, lấy lại cái căn bản từ từ, xóa bớt những ngày tháng viết văn mẫu...TÂM HUYẾT LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG!


Lời kết:
Nói hơi dong hơi dài, nhưng trên là tâm huyết của tôi về diễn đàn, về những suy nghĩ trước giờ, giờ mới nói! Nếu như bạn không hài lòng, hay có gì chưa ổn về bài viết, hay về diễn đàn, thì hãy cho ý kiến nghen...Để trong bụng lâu ngày chỉ sình bụng, rồi ung nhọt thôi, chứ được gì, phải không nào! Đừng có theo kiểu "YÊU KHÔNG DÁM NÓI" rồi sẽ hối hận đó!
Chuẩn bị sinh nhật 2 năm diễn đàn, thay mặt BQT, tôi có vài ý kiến như vậy...


Quay trở về môn sử, thật cảm thấy đáng buồn cho thế hệ trẻ ngày nay, bởi, sau này, khi ra trường, lên học cao hơn, bạn mới thấy rằng: "môn Sử là môn dễ học bài nhất, dễ thuộc nhất đó"...Sau này, đối mặt với kinh tế vĩ mô, tài chính,...hay Sinh lý học, giải phẫu bệnh...bạn mới biết, thế nào là bể khổ của việc nhớ bài, lấy kiến thức! (sướng mà không nhìn ra)!

ĐỪNG TỰ HÀO MÌNH GIỎI, MÀ HÃY TỰ HÀO LÀ MÌNH ĐÃ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ!
[Bàn luận]NHÌN MÔN SỬ, NGHĨ ĐẾN TÌNH TRẠNG DIỄN ĐÀN 1613183471


7/27/2011, 12:37 pm
avatar
Sự thất bài là 1 nấc thang cho bậc anh tài, là 1 kho tàng cho người khôn khéo và là 1 vực thẳm cho kẻ yếu hèn.
nhunguyen
Thành Viên
Thành Viên
avatar

Birthday : 21/06/1991
Coin : 49521
Thanks : 14
Status : Sự thất bài là 1 nấc thang cho bậc anh tài, là 1 kho tàng cho người khôn khéo và là 1 vực thẳm cho kẻ yếu hèn.

m đang trách cái gì vậy hả T?
tính con người nó thế.
thix tò những cái mà nhiều người quan tâm đâu có xấu.
thật sự mà nói t ghét văn, mù văn nên t chả bao giờ quan tâm đến văn thơ gì cả cho nên gặp nó là bỏ qua.
ngày nay, giới trẻ chủ yếu quan tâm đến phim, nhạc, game... chứ m đếm thử xem có bao nhiêu người trẻ xem thời sự. hiếm lắm.
cho nên kết luận 1 câu môi trường là 1 tác động ảnh hưởng lớn đến tính cách nhưng chính sự ham muốn say mê mới làm nên tính cách cón người mà nó thì ko thể điều chỉnh được. điều đáng trách ở đây là xã hội bắt con người ham muốn quá nhiều nên nếu ai vượt qua thì là "người truyền thống" còn ai ko thắng nổi thì là "người của xã hội".


7/27/2011, 1:04 pm
bttt1210
bttt1210
Thành Viên
Thành Viên
bttt1210

Birthday : 01/01/1994
Coin : 50711
Thanks : 12

hj, nói được như vậy là m đọc được hết bài rồi. Hj, cảm ơn...Ghi nhận ý kiến!
Tùy mỗi người...Song theo t, không nên quá đà theo những trào lưu xã hội, vẫn phải giữ một số cái cực kì cơ bản, điển hình là kiến thức Lịch sử Việt Nam cơ bản nè...
T không trách ai không thích văn thơ, mà t bực cái dụ học thuộc văn mẫu, học cả cuốn sách dày cộm để đi thi, hi vọng đề ra trúng bài đó rồi chép y khuôn vào. Nguyên một cuốn sách văn mẫu học không sót chữ nào, thế mà, sử có mấy sự kiện đáng chú ý thế mà lại "không chú ý" được cái sự kiện nào. Thế mới hay...Giới trẻ!


7/27/2011, 11:47 pm
Vũ Nguyên
Có ra đời mới biết vinh liền nhục
Vũ Nguyên
4rum Manager
4rum Manager
Vũ Nguyên

Birthday : 23/08/1991
Coin : 55827
Thanks : 44
Status : Có ra đời mới biết vinh liền nhục

sử VN thì giai đoạn sau 1954 còn nhiều cái để suy nghĩ, sách VN viết đọc hồi dẫn tới sự nhàm chán (chán thật vì toàn khen quân ta). Còn tình trạng diễn đàn, hình như mình đi sai hướng, mình cố gắng mang tới cái mình có, mà ko mang tới cái người ta cần, dẫn tới tình trạng này. Đúng là ko phải chạy theo thị hiếu, nhưng biết kết hợp thị hiếu vs cái mình có thì hay hơn (đây là vấn đề t nghĩ hoài ko ra, hèn chi môn Marketing t ngu quá)


Sponsored content



 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
[Bàn luận]NHÌN MÔN SỬ, NGHĨ ĐẾN TÌNH TRẠNG DIỄN ĐÀN Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất