Ghi Nhớ?
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Mưa sao băng tại Việt Nam Avatar11



Về Đầu Trang
10/22/2011, 6:54 pm
byfriend21194
Dân ta phải biết sử ta ...cái gì không biết thì tra GOOGLE
byfriend21194
Mod
Mod
byfriend21194

Birthday : 21/01/1994
Coin : 49335
Thanks : 216
Status : Dân ta phải biết sử ta ...cái gì không biết thì tra GOOGLE

Đêm 21, rạng sáng 22 tháng 10 sắp tới,
nếu thời tiết đẹp, chúng ta sẽ có thể quan sát mưa sao băng Orionids,
một trận mưa sao băng "trên trung bình" của năm.
Mưa sao băng tại Việt Nam Meteorshowerpic
Mưa sao băng Orionids là trận mưa sao băng với mật độ sao trung bình
và trên trung bình diễn ra hàng năm, kéo dài từ ngày 15 đến ngày 29
tháng 10 với cực điểm thường rơi vào đêm 21 hoặc 22. Vào cực điểm của
trận mưa sao băng này, chúng ta có thể quan sát 20-30 sao băng mỗi giờ
hoặc có thể nhiều hơn nếu như điều kiện thời tiết và ánh sáng lý tưởng.
Sao băng và mưa sao băng
Mưa sao băng tại Việt Nam Meteors2

Lần
đầu tiên mưa sao băng này được quan sát là vào các năm 1839 và 1940 bởi
nhà quan sát E. C. Herrick. Lần đầu quan sát vào năm 1839 ông đã kết
luận rằng trận mưa sao băng kéo dài từ mùng 8 tới 15 tháng 10. Lần quan
sát năm 1840 ông đính chính rằng nó bắt đầu mùng 8 và kết thúc vào 25
tháng 10.
Tuy nhiên, người đầu tiên quan sát chính xác trận mưa sao
băng này là nhà thiên văn Herschel, ông đã quan sát được 14 sao băng của
trận này xuất phát từ khu vực của chòm sao Orion vào ngày 18 tháng 10
năm 1864 và năm tiếp theo, ông đã kết luận cực điểm của nó chính là là
20 tháng 10 (năm 1965). Khi đó Orionids đã là một trong số những trận
mưa sao băng lớn nhất hàng năm có thể quan sát.

1,5 thế kỉ trôi
qua, các thiên thạch của Orionids vẫn còn rất nhiều trên khí quyển Trái
Đất và chúng ta vẫn có thể quan sát trận mưa sao băng này dù với mật độ
sao băng nhỏ hơn trước khá nhiều. Nó không còn là một trận mưa sao băng
thật sự lớn khi so sánh với các trận Perseids, Geminids hay thậm chí
Leonids, nhưng vẫn là một hiện tượng thiên văn đáng chú ý với những
người yêu thích quan sát bầu trời.

Năm nay (2011), cực điểm của
trận mưa sao băng này sẽ rơi vào khoảng 4h sáng ngày 22/10 theo giờ Việt
Nam. Mặt Trăng trong đêm này là đêm 25 và rạng sáng 26 âm lịch, đĩa
sáng của Mặt Trăng chỉ đạt 32%, khá thuận lợi cho việc quan sát sao băng
(với điều kiện thời không mây, mưa và không khí không quá ô nhiễm).

Thời
điểm quan sát lý tưởng cho bạn nếu như điều kiện thời tiết cho phép sẽ
là từ 2h đến 5h sáng ngày 22/10. Hãy nhìn vào khoảng 40 độ trên bầu trời
phía Nam, bạn sẽ thấy chòm sao Orion, trung tâm của trận mưa sao băng
như hình dưới. Đây là chòm sao rất dễ nhận ra ngay cả với các bạn chưa
có nhiều thời gian quan sát bởi 2 ngôi sao sáng rất nổi bật Betelgeuse
và Rigel, ngoài ra là 3 ngôi sao thằng hàng cách rất đều nhau là cái
thắt lưng của dũng sĩ Orion. Đừng quên đọc các lưu ý cơ bản về quan sát
sao băng ở phía cuối bài viết để bạn có thể đạt kết quả quan sát tốt
nhất.


Tài sản
 :

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Mưa sao băng tại Việt Nam Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Free forum | rpg diễn đàn | Các trường học, Cao đẳng, Magic | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất