Ghi Nhớ?
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Những câu chuyện mùa vọng Giáng Sinh  Avatar11



Về Đầu Trang
12/8/2010, 5:22 pm
pe_vi_1994
dY wA nHuNg nGaY mUa sE lA nHuNg nGaY nAnG
pe_vi_1994
Thành Viên
Thành Viên
pe_vi_1994

Birthday : 23/11/1994
Coin : 48070
Thanks : 21
Status : dY wA nHuNg nGaY mUa sE lA nHuNg nGaY nAnG

Ngày 1-12

QUẢ TRỨNG PHỤC SINH


Chỉ còn một tuần lễ nữa đến ngày Phục Sinh thì rađiô bắt đầu phát thông báo. Ngày nào Ashley - con gái năm tuổi của tôi - và tôi cũng lắng nghe các thông tin cập nhật về cuộc thi tìn kiếm quả trứng Phục Sinh sắp diễn ra tại các công viên nhỏ trong khu vực chúng tôi.

Sau khi nghe thông báo nhiều lần, Ashley bắt đầu van nài tôi dẫn nó đi tham gia cuộc thi tìm kiếm trứng vào cuối tuần tới. Trong thâm tâm, tôi biết những cuộc thi như thế này có thể làm cho bọn trẻ thất vọng. Trong cuộc thi, có quá nhiều đứa trẻ giành nhau tìm kiếm những quả trứng, thì việc Ashley không tìm ra quả trứng nào là điều dễ hiểu thôi. Tuy nhiên, tôi không muốn mình là nguyên nhân làm con bé thất vọng, nên tôi mỉm cười, đồng ý dẫn nó đi với hy vọng rằng Ashley có thể tìm ra được ít nhất là một quả trứng.

Thứ Bảy đến, chúng tôi lái xe tới công viên và Ashley tuyên bố nó sẽ là đứa giỏi nhất. Trong bãi đậu xe, đám trẻ tham gia cuộc thi đứng lố nhố. Hoảng hốt trước cảnh hỗn loạn đó, tôi chợt nghĩ tới việc quay xe trở về nhà trong lúc Ashley hớn hở nhảy ra khỏi chỗ ngồi. Tay cầm cái rổ, con bé hăng hái bước vào cuộc thi. Hầu như nó chẳng ngã lòng chút nào trước đám đông đang nhốn nháo.

Trong khu vực tổ chức cuộc thi có tiếng loa thông báo. Họ nói rằng, sáng hôm đó, Chú Thỏ Phục Sinh đã giấu hàng trăm quả trứng, và bên trong mỗi quả trứng chứa đựng một sự bất ngờ. Ánh mắt Ashley sáng ngời lên khi nó tưởng tượng tới kho báu mà nó tìm thấy trong những quả trứng đặc biệt đó.

Tôi nhìn quanh bãi đất trống được căng dây thừng - dành riêng cho cuộc thi - và dễ dàng nhìn thấy nhiều quả trứng nằm lăn lóc trên mặt đất. Để đảo bảo cuộc thi hoàn toàn công bằng, bãi đất trống được chăng dây thừng và chia thành nhiều ô khác nhau, mỗi ô dành cho một độ tuổi riêng biệt. Khi tiếng còi cất lên và sợi dây thừng được hạ xuống, đám trẻ chạy vào bãi đất trống và lượm thật nhanh những quả trứng mà chúng có thể nhìn thấy. Sau khi cuộc thi chấm dứt, bọn trẻ lại băng qua bãi đất trống để trở về chỗ cũ.

Nét thất vọng hiện rõ trên gương mặt của những đứa trẻ không lượm được quả trứng nào. Nhiều nụ cười rạng rỡ xuất hiện trên gương mặt của nhựng đứa trẻ lượm được trứng. Tôi tìm kiếm Ashley trong đám đông, tự hỏi có phải nó đang nhập bọn cùng với đám trẻ ra về với cái rổ không. Tôi hy vọng trái tim nó không cảm thấy đau khổ lắm trước điều đó.

Thế rồi tôi bắt gặp Ashley đang tung tăng chạy về phía tôi. Cái rổ vẫn không rời khỏi tay nó. Tôi thở ra nhẹ nhõm vì thấy nó nhe răng cười thật tươi. Nó chìa cái rổ ra khoe, và tôi đếm được ba quả trứng ở trong rổ. Con bé ngồi phịch xuống bãi cỏ, cầm lên một quả trứng và vặn mở nó ra.

Trong quả trứng cái là vé tặng một bữa ăn tại cửa tiệm McDonald. Ashley sung sướng reo lên, không cần biết điều gì nằm trong hai quả trứng còn lại. Thế rồi mẹ con tôi quyết định lái xa tới cửa tiệm đó ăn trưa.

Khi Ashley lắc quả trứng thứ hai, nó kêu lóc ca lóc cóc. Và bí ẩn được giải đáp ngay khi vài đồng xu bằng vàng của cửa tiệm Pizza lăn ra khỏi quả trứng bằng nhựa. Ashley ngước cặp mắt van nài lên nhìn tôi và hỏi rằng chúng tôi có thể tới đó sau khi kết thúc bữa ăn tại McDonald được không. Tôi gật đầu đồng ý, và nó hớn hở mở tiếp quả trứng thứ ba.

Tôi nghĩ, sẽ không còn điều gì tuyệt vời hơn hai bất ngờ trên cho tới khi tôi tận mắt nhìn một vật nằm trong quả trứng thứ ba. Đó là cái vé mua đồ chơi miễn phí trị giá năm mươi đô la tại cửa tiệm Toys "R" Us!

Ashley đã thắng giải độc đắc!

Con bé nhảy loi choi lên vì xúc động - đúng như tôi dự đoán. Nhưng cho tới khi chúng tôi ngồi vào trong xe, tôi mới biết rằng niềm vui của con gái tôi chẳng phải là do nó trúng thưởng đâu.

Ashley hỏi tôi:

- Mẹ ơi, trên đường về nhà. mẹ ghé vào khu thương mại được không?

Tôi cho rằng nó muốn sử dụng cái vé mua đồ chơi miễn phí nên gật đầu đồng ý. Vừa gài dây lưng an toàn cho nó, tôi vừa hỏi nó mua món đồ chơi gì.

Ashley trả lời:

- Mẹ ơi, con không muốn mua đồ chơi cho con đâu. Con muốn mua đồ chơi cho một thiên thần .

Tôi ngạc nhiên hỏi lại:

- Một thiên thần à?

Tôi không hiểu con bé muốn nói gì. Và ngay lúc đó, tôi nhớ đến điều đã xảy ra trong suốt mùa Giáng Sinhn trước.

Mùa Giáng Sinh năm ngoái, Ashley và tôi cùng đi mua sắm tại một khu thương mại. Chúng tôi tới gần một cây thông khổng lồ đứng sừng sững giữa đại sảnh, với những thiên thần bằng giấy treo trên các cành cây. Trên mỗi thiên thần có viết tên của một đứa trẻ. Ashley hỏi tôi, những cái tên đó để làm gì. Tôi giải thích rằng, đôi khi ông già Nô-en không thể đến thăm hết các đứa trẻ được, ông bèn gởi tên những đứa trẻ đó tới Đội quân Cứu tế. Họ viết tên của chúng lên các thiên thần rồi treo trên cây thông đặc biệt này. Bằng cách đó, mọi người có thể giúp đỡ ông già Nô-en và gởi quà đến cho những đứa trẻ có tên trên các thiên thần. Cây thông này được gọi là Cây Thiên Thần.

Ashley nghe giải thích xong, cứ đứng chôn chân nhìn thân cây khổng lồ với những cái tên được treo lủng lẳng trên đó. Nghĩ rằng mình đã thỏa mãn sự tò mò của con bé, tôi lôi nó đi chỗ khác để tôi có thể nhanh chóng tìm kiếm những món đồ cần thiết đã được tôi ghi đầy đủ trong tờ giấy nhỏ.

Tối hôm đó, trước khi lên giường ngủ, Ashley muốn biết chuyện gì xảy ra cho những thiên thần không được bất cứ ai tặng quà.

Tôi giải thích rằng, Đội quân Cứu tế sẽ cố gắng tìm mọi cách để mỗi đứa trẻ đều được ông già Nô-en đến thăm vào đêm Giáng Sinh. Con bé nhắm mắt lại rồi thiếp dần vào giấc ngủ.

Tôi cứ tưởng mọi chuyện đã chấm dứt, thế mà giờ đây, nhiều tháng sau, tôi mới biết con gái tôi không hề quên chuyện những cái tên trên Cây Thiên Thần. Tôi tấp xe vào lề đường và nhìn sâu vào đôi mắt của đứa con gái nhỏ đang ngồi bên cạnh tôi. Dẫu hình hài bé nhỏ, lòng thương cảm của nó đối với người khác thật lớn lao. Tôi giải thích cho nó biết rằng Cây Thiên Thần chỉ xuất hiện vào mùa Giáng Sinh mà thôi, còn lúc này mới chỉ là Phục Sinh. Không có thiên thần nào vào mùa này trong năm cả.

Ashley ngồi lặng thinh trong giây lát rồi nhìn tôi, hỏi:

- Mẹ ơi, chúng ta có thể để dành số tiền này cho tới Giáng Sinh được không?

Tôi trả lời:

- Được. Và chúng ta sẽ làm cho một đứa trẻ nào đó vô cùng sung sướng!

Tôi nhìn vẻ kích động trên gương mặt Ashley và nhận ra rằng, từ bấy lâu nay, tôi có thói quen là ngày Giáng Sinh chỉ biết mua quà tặng cho gia đình và bạn bè, trang hoàng nhà cửa, chế biến món ăn lạ cho bữa tối Giáng Sinh mà thôi. Giờ đây, đứa con gái năm tuổi của tôi cho tôi biết rằng, Giáng Sinh còn là dịp để giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Lòng thương cảm của nó giúp tôi nhận ra ý nghĩa thật sự của tinh thần ngày Giáng Sinh

Mùa Giáng Sinh tới, tôi và Ashley lái xe tới khu thương mại vào đúng ngày đầu tiên Đội quân Cứu tế dựng Cây Thiên Thần khổng lồ giữa đại sảnh. Chúng tôi nhanh chóng chọn hai thiên thần - một cho Ashley và một cho tôi - và với nụ cười tươi rói nở trên gương mặt, chúng tôi bắt đầu chuyến mua sắm đặc biệt.

Kể từ tháng Mười Hai năm đó, chúng tôi khởi xướng lên một truyền thống về Giáng Sinh. Và truyền thống đó được bắt nguồn bởi cuộc thi tìm quả trứng Phục Sinh, bởi đứa con gái nhỏ có tấm lòng thương người bao la rộng lớn.


Dennise Peebles



Ngày 2-12

DÂY ĐÈN GIÁNG SINH CHO LENA


Tối hôm đó đúng là một buổi tối mùa đông tuyệt vời để lang thang chiêm ngưỡng các dây đèn Giáng Sinh. Tôi hét lên bầu trời với hai đứa con tôi:

- Nhanh lên các con! Ba ra ngoài rồi! Ba đang làm nóng chiếc xe đấy!

Lập tức, những âm thanh láo nháo đáp lời tôi. Abigail, đứa con gái sáu tuổi của tôi trượt mông xuống tay vịn cầu thang và hỏi:

- Mẹ ơi! Mẹ ơi! Sôcôla nóng có chưa?

Tôi vừa mỉm cười với Simeon - thằng con trai hai tuổi - vừa trả lời:

- Có rồi. Ở trong xe đấy.

Tất cả chúng tôi đều mặc đồ ngủ để ra ngoài. Rốt lại thì đây là truyền thống Giáng Sinh mà! Mỗi năm, trước ngày lễ Giáng Sinh, chúng tôi mặc đồ ngủ vào người, mang theo một bao đầy bánh snack và chất nhau lên chiếc xe tải nhỏ để đi ngắm nghía cách trang trí dây đèn của các nhà hàng xóm.

Chúng tôi vừa bước ra khỏi cửa thì Abigail làm tôi bất ngờ bằng câu hỏi:

- Mẹ ơi, khi con làm việc nhà, mẹ có thể cho con thêm tiền được không? Con muốn mua tặng ba, mẹ, em Simeon những món quà Giáng Sinh đẹp nhất!

Tôi mỉm cười nói với nó:

- Món quà đẹp nhất là món quà xuất phát từ trái tim.

Tôi nhớ lại bức tranh cầu vồng mà con bé vẽ tặng tôi vào hôm trước, sau khi nó biết rằng tôi không được khỏe lắm.

- Có phả mẹ muốn nói rằng, thay vì đi mua đồ ở tiệm, vẫn còn những cách khác tặng quà cho người ta?

Tôi cài dây lưng an toàn cho nó, gật đầu:

- Phải, mọi người chỉ cần soi vào trái tim của họ là họ có thể thấy nhiều món quà tốt đẹp nhất để trao tặng.

Ổn định chỗ ngồi xong, chúng tôi mở gói snack ra và chiếc xe bắt đầu lăn bánh. Hai đứa trẻ reo hò lên khi nhìn thấy chúng tôi đi từ nhà này sang nhà kia, nhìn thấy nào người tuyết, nào ông già Nô-en và chiếc xe hươu... Khung cảnh trước mặt chúng tôi mờ mờ ảo ảo và lung linh ánh sáng với những dây đèn Giáng Sinh.

Đột nhiên, tuyết bắt đầu rơi nhẹ khi chúng tôi lái xe vòng quanh góc đường dẫn tới khu xóm cũ mà vợ chồng tôi từng sống cách đây nhiều năm. Ánh đèn pha chiếu vào ngôi nhà gạch nằm ở đầu đường. Ngôi nhà có vẻ tăm tối so với nhiều chùm dây đèn rực rỡ của hàng xóm chung quanh.

Từ phía sau, Abigail nói vọng lên:

- Mẹ ơi, những người sống trong ngôi nhà đó chắc họ không thích Giáng Sinh lắm.

Chồng tôi dừng xe lại bên lề đường và trả lời:

- Không phải đâu, con. Thật ra, ngôi nhà của họ từng được khen ngợi là có cách trang trí đẹp nhất vùng.

Jeff vỗ vỗ lên tay tôi, và tôi thở dài khi nhớ tới ông bà Lena. Họ đã vui sướng như thế nào khi cố trang trí ngôi nhà thật đẹp trước ngày Giáng Sinh. Họ nói với tôi: "Chúng tôi cố gắng vì bọn trẻ đấy. Chúng tôi thường tưởng tượng ra cảnh chúng ngồi nơi băng ghế sau trong xe hơi, nét mặt của chúng ngời sáng lên khi chiêm ngưỡng ngôi nhà của chúng tôi".

Abigail thức tỉnh tôi trở về hiện tại bằng câu hỏi:

- Tại sao họ không trang trí ngôi nhà của họ nữa?

Tôi lựa lời, trong đầu tôi nghĩ tới những ngày đen tối khi chồng bà Lena nằm trong bệnh viện:

- À... chồng bà Lena chết cách đây vài năm rồi. Lúc này bà Lena già lắm. Bà chỉ có một người con trai và anh ấy là quân nhân đang sống ở một nơi rất xa.

Abigail yêu cầu:

- Nói cho con biết về bà Lena đi.

Thế là tôi và Jeff thay nhau kể cho con bé nghe về người hàng xóm cũ, về những công việc mà bà ấy hay làm. Jeff kết luận:

- Mỗi Chủ Nhật, sau khi tang lễ nhà thờ ra, bà ấy thường nướng bánh quy và mời ba mẹ ghé nhà chơi. Bà ấy là con người rất tuyệt vời.

Abigail ngước đôi mắt xanh biếc lên nói:

- Chúng ta đến thăm bà ấy lúc này được không?

Simeon ủng hộ yêu cầu của Abigail bằng một tiếng reo hô hăng hái. Nghe vậy, Jeff và tôi cùng nhìn xuống bộ đồ ngủ. Chồng tôi xoa xoa cái trán và nói:

- Anh biết một ngày nào đó, chuyện này thể nào cũng xảy ra. Đầu tiên, anh để em thuyết phục anh mặc đồ ngủ ra đường, còn bây giờ em muốn anh vào thăm nhà bà Lena, phải không?

Tôi sung sướng hôn lên má Jeff.

Một tiếng đồng hồ sau, chúng tôi rời khỏi nhà bà Lena và hai đứa con của tôi ôm khư khư và món đồ trang trí mà bà ấy tặng chúng một cách thân tình.

Abigail vẫy tay về phía bà lão đang đứng nơi khung cửa. Nó nói:

- Ước gì con có thể tặng bà ấy một món quà...

Sáng hôm sau, hai đứa con tôi ra lệnh cấm không cho tôi lên lầu. Chúng nói điều gì đó về một nhiệm vụ bí mật của Giáng Sinh. Sau khi lục lọi hết các ngăn tủ và các thùng đồ chơi, chúng đi xuống lầu, đội mũ công nhân bằng đồ chơi, mang ủng lội tuyết và đeo thắt lưng của Simeon.

Tôi cười ngặt nghẽo:

- Cái gì thế này? Tụi con định đi sửa cái gì quanh đây à?

Abigail nhe răng cười:

- Không ạ. Tụi con sẽ tặng một món quà cho bà Lena. Vì bà ấy già quá, lại chẳng có ai giúp đỡ, tụi con định đi trang trí ngôi nhà bà ấy để bà ấy mừng đón Giáng Sinh.

Câu nói của Abigail làm lệ trào ra khỏi mắt tôi. Tôi nói:

- Một ý kiến hay đấy. Nhưng mẹ nghĩ các con sẽ cần ba mẹ giúp đỡ. Các con cho phép ba mẹ tham gia vào nhiệm vụ bí mật của các con được không?

- Được ạ.

Hai đứa cùng trả lời.

Rất nhiều giờ sau đó, chúng tôi đứng trên lề đường, bên cạnh Lena, phía trước ngôi nhà chói chang ánh đèn rực rỡ của bà ấy. Nhiều chùm dây đèn - mà chúng tôi tìm thấy trong tầng hầm của bà ấy - đang chiếu sáng lên hàng hiên mái vòm phủ đầy tuyết với niềm tự hào vô biên. Những cây kẹo hình gậy phô ra đủ màu sắc, để chào mừng khách bộ hành đi ngang qua khung cảnh huyền ảo bên trên bãi cỏ xanh phủ đầy tuyết trắng.

Một chiếc xe hơi giảm bớt tốc độ khi bắt gặp cảnh tượng đẹp đẽ đó. Hai đứa trẻ thò đầu ra khỏi khung cửa kính phía sau, mét mặt chúng tỏ vẻ kích động thật sự. Lena nhìn chúng, đôi mắt bà ấy ngân ngấn nước.

Với chúng tôi, hôm đó là một ngày lao động vất vả, nhưng nó xứng đáng đến từng giây từng phút khi chúng tôi bắt gặp niềm vui sướng trên gương mặt bà Lena. Đột nhiên, bà biến mất vào trong nhà, rồi sau đó trở ra với một khay bánh quy giòn rụm mới nướng.

Aibigail nắm những ngón tay lạnh cóng của tôi. Nó nói sau một tiếng thở dài:

- Mẹ ơi, mẹ nói đúng đấy.

- Đúng về chuyện gì hả con?

Con bé dựa đầu vào cánh tay tôi, nói tiếp:

- Món quà đẹp nhất là món quà xuất phát từ trái tim.

Tôi cúi xuống, hôm lên đỉnh đầu nó, lòng cảm thấy tự hào vì con gái tôi đã suy nghĩ ra điều này bằng cả tấm lòng của nó. Tôi quay sang nhìn Jeff. Ánh mắt chúng tôi gặp nhau và anh ấy mỉm cười.

Sau đó, Jeff thông báo:

- Hình như việc trang trí cho ngôi nhà của bà Lena có thể được thêm vào danh sách truyền thống Giáng Sinh của chúng ta đấy!

Nghe vậy, hai đứa trẻ reo hò lên đồng ý.


Karen L. Garrison

3-12

ĐIỀU ƯỚC GIÁNG SINH CỦA TÔI



Năm đó, chúng tôi đón một mùa Giáng Sinh thật buồnkhi phát hiện ra nguyên nhân tại sao ông ngoại bệnh nặng. Bác sĩ gọi đến gia đình tôi và báo rằng ông ngoại bị ung thư. Không chỉ vậy, chúng tôi còn biết rằng không thể mừng lễ cùng ông ngoại tại nhà vì ông phải nằm lại bệnh viện để điều trị. Thế là chúng tôi kéo nhau đến bệnh viện thăm ông vào đúng ngày Giáng Sinh, nhưng ông yếu ớt đến nỗi không thể ngồi dậy để cùng vui với chúng tôi được.

Suốt chín tháng tiếp theo, ông ngoại được đưa vào nhiều bệnh viện khác nhau, và được chuyển tới nhiều phòng điều trị khác nhau. Hầu như tôi không thể nhớ nổi những nơi mà ông đã đi qua.

Một ngày nọ, trong lúc đang nằm trên giường bệnh xem tivi, ông ngoại thấy một đoạn phim quảng cáo với con chó Jack Rusell đang bay qua bầu trời, tiếp theo là khẩu hiệu "Cuộc đời là một chuyến du hành - hãy hưởng chuyến đi đó." Ông ngoại mê tít ngay. Khi cậu Shane tới thăm, ông không ngừng bàn tán về "con chó nhỏ xinh xắn trên quảng cáo". Để chiều ý ông, cậu Shane đi tìm tấm hình con chó Jack Rusell giống y hệt con chó trên quảng cáo. Cậu mang nó vào bệnh viện và treo nó trên bức tường trắng trước mặt ông ngoại. Mỗi khi ông ngoại được chuyển sang phòng khác, ông lại cầm tấm hình đi theo.

Tháng Mười Hai, sức khỏe của ông ngoại không tiến triển như bác sĩ mong ước, họ khuyên ông nên đến gặp một bác sĩ đặc biệt ở Dallas. Mọi người đồng ý. Thế là ông ngoại được bay bằng máy bay cứu thương để tới một bệnh viện khác ở Texas.

Một ngày nọ, qua điện thoại, giọng ông trầm trầm nói với chúng tôi:

- Ông muốn nuôi một con chó Jack Rusell. Khi nào ông khỏe hơn, ông sẽ mau ngay một con.

Nghe vậy, chúng tôi biết rằng ý tưởng nuôi một con chó đang động viên ông tiếp tục đấu tranh, và đang cho ông niềm hy vọng.

Nhiều tháng trôi qua, ông ngoại phải chịu đựng thêm hàng chục ca mổ nữa để giúp ông chống lại ung thư. Lúc đó ông vẫn còn yếu lắm, nên tôi tự hỏi không biết ông có thể về nhà mừng Giáng Sinh được không. Tháng Mười Hai tới, mỗi buổi tối, lời cầu nguyện duy nhất của tôi là xin cho ông ngoại được về nhà. Tối nào tôi cũng cầu cho điều ước của tôi thành sự thật.

Rồi, ngay trước ngày Giáng Sinh, các bác sĩ nói ông ngoại có thể về nhà. Có sự giúp đỡ của cậu Shane, ông ngoại có thể ra bệnh viện và bắt đầu chuyến hành trình trở về.

Gia đình tôi rất xúc động khi nhận được tin này. Năm qua đúng là một năm rất khó khăn đối với chúng tôi. Vì ông ngoại sẽ có mặt ở nhà vào đêm trước Giáng Sinh, mọi người đều muốn làm một điều gì thật đặc biệt dành cho ông.

Ngay sau khi cái tên con chó Jack Rusell được nhắc tới, chúng tôi biết đó sẽ là một bất ngờ làm ông ngoại vui sướng. Nó là con chó trên bức tường trắng của bệnh viện mà ông ngoại ngắm suốt ngày. Nó là con chó giúp ông ngoại có được hy vọng sẽ bình phục. Thế là mẹ tôi, các cậu, các dì dò những trang quảng cáo trên báo để tìm kiếm một con chó Jack Rusell chính cống - làm quà cho ông ngoại.

Cuối cùng, ngay trước ngày Giáng Sinh, chúng tôi tìm ra một ngôi nhà có bán giống chó con Jack Rusell. Tôi quan sát bầy chó và chọn một con mà tôi tin rằng nó sẽ làm ông ngoại hài lòng.

Tối hôm sau, khi chúng tôi đang ngồi bên lò sưởi chơi đùa với con chó nhỏ, thì nhận được điện thoại của cậu Shane, báo rằng cậu và ông ngoại đang bị kẹt ở thành phố New York vì một cơn bão tuyết. Họ không thể về nhà vào tối hôm đó được. Tất cả chúng tôi đều thất vọng. Trước khi đi ngủ, tôi cầu nguyện một lần nữa, xin cho ông ngoại về nhà kịp Giáng Sinh. Ông đang ở gần chúng tôi quá mà!

Vào buổi sáng 25 tháng Mười Hai, tôi thức dậy và mở những gói quà nằm nơi gốc cây thông ra xem. Mặc dù chúng là những món quà tôi ưa thích, chúng không thể đền bù cho việc vắng mặt ông ngoại được. Suốt ngày hôm đó, gia đình chúng tôi sốt ruột và lo lắng chờ đợi tin tức của cậu Shane. Cuối cùng, không chịu đựng được nữa, chúng tôi quyết định sang nhà ông ngoại và chờ đợi ở đó. Chúng tôi chơi game, chơi ô chữ, cố gắng vui vẻ cho qua thời gian, nhưng càng về chiều chúng tôi càng cảm thấy buồn nản.

Rồi đột nhiên, có tiếng người bước lên bậc thang trước nhà. Tôi thò đầu ra xem, thấy cậu Shane đang ẵm ông ngoại bước vào nhà. Cậu phải ẵm vì ông yếu quá, đi không nổi sau cuộc hành trình dài đằng đẵng.

Chúng tôi hét toáng lên, reo hò khi hai người đàn ông bước vào bên trong. Cuối cùng thì họ cũng về tới nhà! Bất chợt, tiếng chó con sủa ăng ẳng lấn át cả sự kích động của chúng tôi. Trời, chúng tôi sẽ không bao giờ quên nét mặt của ông ngoại vào lúc đó. Hình như tôi chưa từng nhìn thấy ông toét miệng ra và cười tươi như vậy. Ông đang vui sướng quá mà! Thế là suốt đêm đó, ông ngoại và con chó Tara - tên mới của nó - cứ quấn lấy nhau trên chiếc ghế yêu thích của ông.

Trước khi ngày Giáng Sinh chấm dứt, điều duy nhất tôi mong ước đã trở thành sự thật. Ông ngoại của tôi đã về nhà.


Megan McKeown, 12 tuổi

Ngày 4-12


HƯỚNG ĐẠO SINH ĐÊM GIÁNG SINH

Thay cho sự rộn ràng và những tiếng cười giòn giã, cậu bé Frank Wilson mười ba tuổi không hề thấy vui vẻ chút nào. Sự thật là Frank nhận được đầy đủ những món quà mà cậu mong muốn, và cậu rất thích không khí gia đình sum họp truyền thống trong đêm trước Giáng Sinh - năm nay được tổ chức tại nhà cô Susan. Buổi họp mặt không ngoài mục đích để mọi người trao đổi quà tặng cũng như những lời chúc tốt đẹp nhất.

Nhưng Frank không vui, vì đây là mùa Giáng Sinh đầu tiên cậu đón mà không có mặt anh trai của cậu. Anh trai Frank đã mất vì tai nạn giao thông trong năm. Frank rất nhớ anh ấy, nhớ mối quan hệ thân thiết mà hai anh em từng có với nhau.

Frank tạm biệt mọi người và giải thích với ba mẹ rằng cậu phải về sớm để gặp một người bạn. Rồi từ nhà người bạn, cậu có thể cuốc bộ về nhà. Vì trời bên ngoài lạnh giá, Frank mặc chiếc áo khoác ca-rô mới vào người. Đó là món quà mà cậu thích nhất. Còn những món quà khác cậu nhét chúng vào chiếc xe trượt tuyết - cũng là quà mới được tặng.

Rồi Frank bước ra đường, hy vọng có thể tìm ra anh đội trưởng đội tuần tra Hướng Đạo Sinh của cậu. Dù có kiến thức rộng, người đội trưởng ấy sống ở khu Flats - một khu vực dành cho những người nghèo nhất của thị trấn - và anh ấy làm nhiều công việc kỳ quặc để kiếm tiền giúo đỡ gia đình. Nhưng Frank đã thất vọng, anh đội trưởng không có nhà.

Khi Frank đang cuốc bộ dọc theo con phố để về nhà, cậu thoáng thấy vài cây thông Giáng Sinh và dây đèn trang trí trong nhiều căn nhà nhỏ. Rồi, qua một ô cửa sổ phía trước, cậu thấy một căn phòng tồi tàn với những chiếc tất mòn xùi đang treo lủng lẳng trên cái lò sưởi trống rỗng. Một phụ nữ ngồi gần đó đang khóc rấm rứt.

Mấy chiếc tất nhắc Frank nhớ đến những năm trước, hai anh em cậu luôn treo tất bên cạnh nhau. Và sáng hôm sau, chúng căng phồng ra vì những món quà tặng. Một ý nghĩ thoáng qua đầu Frank, cậu vẫn chưa thực hiện "việc tốt" cho ngày hôm nay.

Frank gõ nhẹ cánh cửa. Giọng nói buồn bã của một phụ nữ vọng ra:

- Vâng?

- Cháu vào được không ạ?

Người phụ nữ vừa mở cửa vừa nói:

- Mời cháu vào...

Nhưng khi nhìn thấy chiếc xe trượt chất đầy quà, bà ấy tưởng Frank đi quyên đồ đặc nên nói nhanh:

- Nhưng tôi không có thức ăn hay quà gì cho cháu đâu. Thậm chí tôi chẳng còn gì cho lũ trẻ nhà tôi nữa.

Frank trả lời:

- Đó không phải là lý do để cháu đến đây. Xin bà cứ chọn và lấy ra khỏi chiếc xe những món quà nào bà muốn tặng các con bà.

Người phụ nữ kinh ngạc thốt lên với vẻ biết ơn:

- Chúa ơi! Xin Chúa phù hộ cho cháu!

Bà ấy lực vài gói kẹo, một thiết bị chơi game, một máy bay đồ chơi và một hộp ô chữ. Khi bà ấy cầm cái đèn Hướng Đạo Sinh mới toanh, Frank suýt buột miệng kêu lên. Cuối cùng, mấy chiếc tất đã căng phồng.

Khi Frank chuẩn bị ra đi, người phụ nữ vội hỏi:

- Cháu không cho cô biết tên ư?

Frank trả lời:

- Bà cứ gọi cháu là Hướng Đạo Sinh Đêm Giáng Sinh.

Chuyến thăm viếng để lại trong tim cậu bé một cảm giác ấm áp. Cậu hiểu rằng nỗi đau của cậu không phải là nỗi đau duy nhất trên đời này. Trước khi Frank rời khu Flats, cậu đã kịp phân phát hết những gói quà con lại. Cái áo khoác ca-rô mới toanh đã nằm gọn trên người một đứa trẻ đang rét run vì lạnh.

Cuối cùng Frank mệt nhọc lê bước trên con đường lạnh lẽo để về nhà. Cho đi hết cả một chiếc xe đầy quà, giờ đây Frank không thể nghĩ ra bất cứ lý do gì để giải thích với ba mẹ. Frank tự hỏi làm sao cậu có thể làm cho họ hiểu được.

Khi Frank vừa bước vào nhà, ba cậu hỏi ngay:

- Quà của con đâu hết rồi, con trai?

- Con đem cho hết rồi ạ.

- Cái gì? Chiếc máy bay của cô Susan? Cái áo khoác ca-rô của bà nội? Cây đèn pin Hướng Đạo Sinh của con? Ba mẹ tưởng con rất vui với những món quà đó.

Frank rụt rè trả lời:

- Con đã... rất vui ạ.

Mẹ cậu lên tiếng hỏi:

- Nhưng Frank à, sao con có thể bốc đồng như vậy? Ba mẹ sẽ giải thích ra sao với mọi người đây? Họ vì yêu thương con mà dành ra nhiều thời gian để đi mua sắm cho con!

Giọng ba cậu cứng rắn:

- Frank, đó là sự lựa chọn của con. Ba mẹ không có đủ tiền để mua quà cho con đâu.

Anh trai thì đi xa mãi, ba mẹ thì thất vọng về cậu, đột nhiên Frank cảm thấy hoàn toàn cô độc. Cậu không hề mong đợi phần thưởng cho sự rộng rãi của cậu. Vì cậu biết bản thân của một việc làm tốt luôn là phần thưởng cho cậu. Nó đáng giá hơn bất cứ điều gì khác. Vì vậy cậu không muốn lấy lại những gói quà đó, tuy nhiên, cậu tự hỏi, trong đời cậu, liệu cậu có còn nhận thêm một niềm vui thật sự nào nữa không.

Frank tưởng cậu có được một buổi tối trọn vẹn, nhưng nó trượt đi mất. Frank nghĩ về anh trai và thiếp ngủ trong nước mắt.

Sáng hôm sau, Frank bước xuống cầu thang thì thấy ba mẹ cậu đang nghe chương trình nhạc Giáng Sinh qua ra-đi-ô. Thế rồi một giọng thông báo cắt ngang chương trình:

- Chào quý vị, chúc mừng Giáng Sinh Vui Vẻ! Câu chuyện Giáng Sinh hay nhất mà sáng nay chúng tôi sẽ kể đến từ khu Flats. Sáng nay, một cậu bé tàn tật ở khu Flats đang có chiếc xe trượt tuyết mới, một cậu bé khác đang có một chiếc áo khoác ca-rô mới nguyên... Và nhiều gia đình ở đó kể lại rằng đêm qua con cái của họ rất vui vì nhận được quà từ một cậu trai trẻ tuổi, người đã khiêm tốn tự giới thiệu là một Hướng Đạo Sinh Đêm Giáng Sinh. Không ai có thể nhận ra lý lịch của cậu, nhưng bọn trẻ ở khu Flats tuyên bố rằng người Hướng Đạo Sinh Đêm Giáng Sinh chính là đại diện của ông già Nô-en.

Frank cảm thấy cánh tay ba cậu quàng quanh vai cậu, và cậu thấy mẹ cậu mỉm cười qua làn nước mắt. Bà âu yếm nói:

- Sao con không nói cho ba mẹ biết? Ba mẹ đã không hiểu điều đó. Con trai à, ba mẹ thật sự hãnh diện về con.


Samuel D.Bogan







Tài sản
 :

12/8/2010, 5:25 pm
pe_vi_1994
dY wA nHuNg nGaY mUa sE lA nHuNg nGaY nAnG
pe_vi_1994
Thành Viên
Thành Viên
pe_vi_1994

Birthday : 23/11/1994
Coin : 48070
Thanks : 21
Status : dY wA nHuNg nGaY mUa sE lA nHuNg nGaY nAnG

Ngày 5-12

MÓN QUÀ GIÁNG SINH


Người ta nói rằng có quá nhiều bạn bè đôi khi cũng gây phiền phức, và điều đó xảy ra trong trường hợp của tôi.

Một tuần lễ nữa là đến Giáng Sinh rồi, thế mà tên năm người thân trong danh sách của tôi vẫn chưa được tôi mua quà. Bởi vì bạn tin được không, trong túi tôi chỉ còn đúng ba đôla! Làm sao tôi mở miệng nói với ba mẹ tôi và ba người bạn của tôi rằng tôi chỉ có thể chi cho mỗi người sáu mươi xu thôi?

Tôi đề nghị với Joanie, bạn thân của tôi:

- Năm nay tụi mình nên đặt ra giới hạn cho từng món quà đi.

Joanie đồng ý ngay:

- Hay đấy. THế thì mỗi món không được quá năm đôla nhé?

Tôi cảm thấy mình đúng là "trùm sò" khi kỳ kèo với nó:

- Nếu mỗi món không được quá sáu mươi xu thì cậu nghĩ sao?

Joanie mỉm cười:

- Mình cho rằng đây là lúc mình cần phải nhấn mạnh: quà cáp không quan trọng, chỉ có tình cảm mới quan trọng. Nhưng đừng trách mình nếu cậu sẽ nhận toàn là kẹo cao su!

Hoàn toàn không dễ dàng khi tôi cần lựa mua mỗi món quà với giá sáu mươi xu. Cho nên nó phải là những món quà nhỏ xíu với ý tưởng rất lớn lao. Chưa bao giờ tôi mất nhiều thời gian cho công việc suy nghĩ này, làm sao để tặng quà cho đúng người.

Cuối cùng, ngày Giánh Sinh cũng tới. Tôi lo lắng lắm, không biết người ta sẽ nghĩ gì sau khi nhận món quà "rẻ tiền" của tôi.

Tôi tặng mẹ một cây nến thơm cùng với dòng chữ "Mẹ là ánh sáng rực rỡ nhất trong đời con." Mẹ tôi suýt khóc khi đọc hàng chữ đó.

Tôi tặng anh tôi một cây thước gỗ. Trên mặt sau cây thước, tôi viết "Trên đời này, không người anh trai nào có thể so sánh được với anh". Anh tôi tặng lại tôi gói đường với dòng chữ "Em thật ngọt ngào". Tôi xúc động lắm. Anh tôi chưa từng nói câu đó với tôi bao giờ.

Phần Joanie, tôi sơn phết một đôi giày cũ, đính những bông hoa ép khô lên trên đó và kèm theo mảnh giấy nhỏ viết rằng "Không ai có thể chất đầy đôi giày của cậu." Nó tặng lại tôi một cái lông gà và một băng cá nhân. Nó nói rằng tôi thường cù lét vào sườn nó, làm nó cười lăn lộn cho tới khi nó bị xốc hông.

Và hai người bạn kia, một đứa thì tôi tặng cây quạt giấy, và viết trên đó hàng chữ "Mình là một fan cuồng nhiệt nhất của cậu." Còn đứa kia, tôi tặng cái máy tính giá một đôla và viết "Bạn luôn có thể tin cậy nơi mình." Tụi nó tặng lại tôi một cái móng ngựa rỉ sét để lấy hên, và một bó que được cột chặt bằng sợi dây đỏ, bởi vì "bạn bè phải luôn sát cánh bên nhau".

Trong mùa Giáng Sinh năm đó, những món quà "rẻ tiền" là thứ mà tôi nhớ nhất. Anh tôi nghĩ rằng tôi ngọt ngào. Mẹ tôi biết bà ấy là người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi. Joanie nghĩ tôi luôn làm nó tức cười - và điều đó thật cần thiết, vì ba nó mới bỏ đi và nó nhớ ba nó lắm.

Trước Giáng Sinh, tôi lo mình không có đủ tiền mua quà cho mọi người, thế mà tôi vẫn mua đủ và còn dư lại những hai mươi xu! Giờ đây, chúng tôi thường nhắc lại những món quà "rẻ tiền" đó, giá cả chỉ tính bằng vài chục xu, nhưng chúng tôi thật sự thổ lộ tình cảm ra cho nhau biết.

Trên kệ sách, tôi còn giữ lại một gói đường, một cái lông gà, một móng ngựa và một bó que... Và chúng hoàn toàn vô giá.


Storm Stafford


Ngày 6-12

GIÚP ĐỠ LAUREN


Tôi hoàn toàn thành thật khi nói rằng mình chẳng hề mong ngóng đến mùa Giáng Sinh đầu tiên - sau khi gia đình tôi dọn đến chỗ ở mới, xa rời sự thân ái của họ hàng và bạn bè. Tất nhiên tôi cũng có nghĩ tới quà cáp, nhưng mặc cho niềm vui mùa lễ mỗi lúc một tới gần, tôi vẫn giữ thái độ hoài nghi. Tôi nhớ quay quắt thời tiết lạnh lẽo ở đó, ca sôcôla nóng bốc khói thơm lừng, tiệc Giáng Sinh hàng năm tại nhà đứa bạn thân, gian phòng khách nhà tôi bừng sáng lên với những dây đèn trên cây thông, và trên tất cả, là lễ Giáng Sinh ở nhà bà ngoại...

Sau chuyến đi dài khoảng hai giờ, cả sáu người trong gia đình tôi kéo thốc vào căn bếp ấm áp của bà ngoại. Mùi thơm ngọt ngào của bánh quy mới nướng và mùi thơm lừng của thịt gà tây trong lò luôn khiến tôi chảy nước miếng. Bà ngoại hối hả bộn rộn với chiếc tạp dề dính đầy bột, miệng cười tươi và phân phát cho mỗi đứa chúng tôi một cái hôn. Bà than vãn về thời tiết lạnh lẽo, rồi xoa đầu chúng tôi và đẩy chúng tôi sang phòng khác chơi. Bốn chị em tôi nôn nao ngồi chờ đám anh em họ - con của dì tôi hoặc cậu tôi. Cuối cùng, khi chúng kéo ùa tới. Tất cả chúng tôi nháy mắt cho nhau và lao xuống tầng hầm, bí mật bàn tán về món quà Giáng Sinh.

Theo tôi nhớ được, hầu như Giáng Sinh nào chúng tôi cũng làm giống hệt như vậy. Nhưng từ khi gia đình tôi dọn nhà đi, truyền thống Giáng Sinh đó không còn nữa. Tôi cảm thấy mình tuyệt vọng trước một mùa Giáng Sinh hoàn toàn đổi khác. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của một con bé năm tuổi tên Lauren, tôi biết rốt lại thì mình cũng không đến nỗi bất hạnh như thế.

Trường học bắt đầu nghĩ lễ, và chúng tôi chuẩn bị đi mua sắm Giáng Sinh - không phải cho chúng tôi, không phải cho bạn bè, mà cho một con bé có tên Lauren. Con bé sống trong một gia đình nghèo xác nghèo xơ, và chúng tôi định mua những món quà Giáng Sinh mà gia đình nó không thể mua nổi.

Tôi vừa đi vừa nghĩ: Một con bé năm tuổi thích đồ chơi gì há? Nhưng khi tôi nhìn xuống danh sách mà mẹ nó gửi cho chúng tôi - thông qua nhà trường - thì tôi chẳng thấy đồ chơi đồ chiếc nào cả. Lauren chỉ xin ông già Nô-en bít tất, đồ lót, quần áo và giày... Trời, những món quà mà tôi luôn tỏ ra thất vọng khi nhận được. Tôi nhớ mình đã hăm hở chộp lấy cái hộp có dán nhãn "Ông già Nô-en tặng Maddy" và xé toạc tờ giấy bọc sặc sỡ sáng chói, để rồi nhìn thấy... quần áo. Tôi nhăn nhó đẩy nó sang một bên. Tôi không hề nghĩ rằng sẽ có người cần thiết những món đồ đó. Và chính xác con bé Lauren chỉ xin có thế thôi.

Bốn chị em tôi vui vẻ chọn lực quần áo cho Lauren. Tuy nhiên, công việc đi giao những món quà làm chúng tôi hơi bị sốc.

Chúng tôi ra đi rất sớm, khoảng bảy giờ sáng, để tránh làm bà mẹ của Lauren bị bối rối. Cả con đường còn yên ngủ, , thậm chí chẳng có tiếng chó sủa khi chúng tôi tới gần. Chúng tôi lái xe ngang qua các cửa hiệu bị bỏ hoang, các căn nhà và các xe lưu động điêu tàn. Nhiều nhà không có bảng số, khiến cho việc tìm nhà Lauren còn khó hơn. Cuối cùng, xe lưu động của Lauren nằm trên một rẻo đất nhỏ xíu bằng cái lỗ mũi. Rải đất này thật ra là một bãi bùn giữa đống rác và đống đồ gỗ hư hại.

Lối vào đã không có, mà hộp thư cũng chẳng có luôn. Mẹ tôi phải xoay sở dữ lắm mới tìm ra được chỗ đậu xe. Rồi, những bậc gỗ bị mục - dẫn mẹ con tôi tới cánh cửa cái - hình như chỉ muốn sập xuống dưới sức nặng của bà và bao quà kềnh càng. Toàn bộ khung cảnh nhuốm một vẻ tối tăm, u ám và tồi tàn. Đống quà xanh đỏ của mẹ tôi nổi bật lên trên phông nền đen đúa đó.

Mẹ tôi thận trọng bước lên bậc thềm gỗ, bà chậm rãi đặt bao đựng quà xuống sàn và gõ của vài cái. Khi mẹ tôi quay trở về xe thì cánh cửa bật mở. Một phụ nữ bước ra, vẻ mặt cau có và giận dữ.

Mẹ tôi thò đầu ra khỏi cửa xe, tươi cươi giải thích:

- Chúng tôi có quà cho Lauren.

Người phụ nữ không nghe rõ câu nói của mẹ tôi nên cứ đứng đó nhìn bằng cặp mắt vô cảm. Bà ấy không để ý tới bao đựng quà nằm nơi chân. Tôi vội chồm người tới và tắt động cơ đi. Mẹ tôi bước ra khỏi xe và giải thích một lần nữa:

- Chúng tôi có vài món quà Giáng Sinh tặng cho Lauren.

Ánh mắt tối tăm của bà ấy dịu xuống và bà ấy mỉm cười. Hình như bà ấy lúng túng tới nỗi không thể thốt thành lời. Tất cả chúng tôi đồng thanh nói to: "Chúc mừng Giáng Sinh!" rồi mẹ tôi lái xe đi - để lại phía sau lưng người phụ nữ vẫn còn đứng nơi ô cửa và mỉm cười nhìn theo.

Giáng Sinh năm đó, khi ngồi nhìn những gói quà bọc giấy sặc sỡ, nhìn cây thông chiếu ánh sáng lấp lánh, nhìn gia đình vui vẻ hạnh phúc, tôi nhớ đến Lauren. Tôi hy vọng nó cũng đang đón một ngày Giáng Sinh tuyệt vời cùng gia đình. Tôi nghĩ, hình như chúng tôi cũng góp phần vào để con bé năm tuổi vẫn còn tin rằng ồng già Nô-en là có thật.

Ngược lại, Lauren cũng giúp tôi nhận ra bản thân mình thật sự may mắn. Nhờ có con bé, tôi thật sự hiểu hết ý nghỉa của Giánh Sinh, đó là trao tặng và yêu thương. Với tôi, Giáng Sinh năm đó là ngày nghỉ lễ thật đáng nhớ. Dù Lauren đang ở đâu, tôi hy vọng nó cũng có ý nghĩ như vậy.

Maddy Lincoln, 13 tuổi.

Ngày 7-12

KẸO BƠ XOẮN

Mẹ quay sang tôi và hỏi:

- Con thấy nó như thế nào?

Tôi nhìn chằm chằm vào chất nước sền sệt màu hồng đang sôi lụp bụp trong nồi. Năm nay,mẹ tôi quyết định sẽ tổ chức Giáng Sinh theo kiểu cũ, và lần đầu tiên trong đời, chúng tôi sẽ thử nghiệm là món kẹo bơ.

Tôi trả lời:

- Con nghĩ nó được rồi.

Mẹ tôi kiểm tra lại nhiệt độ của kẹo. Bà nói:

- Ừ, được rồi đó. Ta trút nó ra ngoài đi.

Em út Janet của tôi bưng cái khay đựng bánh quy đã được trét bơ tới. Mike, anh trai tôi và Jimmy, bạn anh ấy, quan sát cảnh mẹ tôi lấy cái nồi nóng hổi ra khỏi bếp, rồi chầm chậm rót chất sền sệt màu hồngxuống cái khay đựng bánh thật lớn. Nó có vẻ óng ả và ngon lành đấy.

Mẹ tôi chỉ vào cái khay đựng kẹo bơ màu trắng - mà chúng tôi làm trước đó- và nói:

- Trong lúc chờ màu hồng nguội, chúng ta kéo màu trắng ra đi.

Chúng tôi hét vang:

- Hoan hô! Hay quá!

Đó chính là giây phút mà nãy giờ chúng tôi chờ đợi.

Mẹ tôi cắt miếng kẹo bơ màu trắng ra làm đôi, đưa nửa này cho Mike và Jimmy, còn nửa kia đưa cho tôi và Janet.

Hai chị em tôi ngồi đối diện nhau, kéo miếng kẹo dài ra, gập đôi lại, rồi tiếp tục kéo miếng kẹo dài ra, ậgp đôi lại... Chúng tôi làm động tác này hàng trăm lần, cho đến khi miếng kẹo bô trở nên mịm màng và bóng bẩy. Công việc này khiến toàn thân chúng tôi nóng lên, nhưng chẳng ai phàn nàn về điều đó. Nó làm chúng tôi cảm thấy dễ chịu, mặc cho những bông tuyết khổng lồ cứ rơi rơi bên ngoài con đường sáng ánh đèn.

Sau đó, chúng tôi lăn miếng kẹo bơ thành một cục tròn như trái banh. Rồi chúng tôi dùng ngón tay véo ra từng miếng nhỏ và vặn nó thành những cây kẹo bơ hình "con rắn".

Mẹ tôi nói to:

- Bây giờ các con nhìn đây!

Mẹ tôi cầm lên một miếng dài màu trắng và một miếng dài màu hồng. Bà xoắn chúng lại với nhau. Đầu này thì bà cho chúng dính chặt lại, đầu kia thì bà bẻ cong thành cái ngoéo. Bà giơ lên cao và nói:

- Nó là cây kẹo hình gậy!

Chúng tôi đồng thanh la lên:

- Ồ! Hay quá!

Thế là đứa nào cũng phấn khởi lên, muốn tự tay nặn thành những cây kẹo hình gậy như vậy. Chúng tôi tíu tít xoắn hai màu trắng, hồng lại với nhau. Chẳng bao lâu, trước mặt chúng tôi là một khay to đựng đầy những cây kẹo hình gậy.

Chúng tôi mang cái khay ra phòng khách và treo từng cây gậy một lên cây thông Giáng Sinh. Nửa tiếng sau, cây thông của chúng tôi được trang trí bằng các mon "cây nhà lá vườn" theo một tinh thần Giáng Sinh phong cách cũ. Chúng tôi đứng ngắm nghía cây thông vài phút rồi tất cả kéo nhau vào bếp để dọn dẹp mớ hỗn độn trong đó.

Sau khi nồi niêu soong chảo được rửa sạch và treo lên, sàn bếp được lau sạch bóng, tất cả chúng tôi trở ra phòng khách để ngồi quay quần bên lò sưởi. Nhưng khi bước vào phòng khách, cảnh vật trước mắt khiến chúng tôi đứng lại và nhìn nhau kinh ngạc.

Những cây kẹo hình gậy lúc nãy tôi làm giờ đây có chiều dài khoảng một thước! Chúng chảy ra và dính quết vào hết cành cây này sang cành cây kia, giống hệt những tấm lưới nhện có màu trắng và màu hồng.

Mẹ tôi hét lên:

- Ôi! Trời đất ơi! Hơi nóng của lò sưởi làm kẹo bơ chảy hết rồi!

Anh Mike gập người lại vì cười. Thế là tất cả chúng tôi đều cười phá lên, cười ngặt nghẽo, cười đau cả bụng, cười xốc cả hông khi chúng tôi nhìn thấy từng giọt kẹo bơ nhiễu lộp bộp xuống tấm thảm.

Mùa Giáng Sinh năm sau, chúng tôi ra tiệm mua kẹo bơ cho chắc ăn.


Sandra J.Payne

Ngày 8-12


CHÚ BÉ ĐÁNH TRỐNG


Tôi không thểnào kích động hơn nữa. Mục sư và vợ ông ấy sẽ đến nhà tôi dùng bữa tối! Trong đời, tôi chỉ yêu thích có vài người - và một trong số đó chính là mục sư Shick. Mỗi lần tôi gặp ông, không cần biết chúng tôi đang ở đâu ông đền giang rộng hai cánh tay to lớn mà thân thiết ôm tôi.

Khi ba mẹ báo sẽ có ông bà mục sư đến dùng bữa tối, tôi nhảy nhót loi choi với niềm vui sướng ma chỉ có đứa trẻ bảy tuổi mới biểu hiện như vậy. Ngay sau đó, tôi chợt nhớ mình chẳng có món quà nào đó để tặng ông ấy, mà không hơn 10 ngày nữa là đến Giáng Sinh rồi.

Quỳ xuống gần những gói quà được chất đống quanh gốc cây, tôi bới bới lên, hy vọng ba tôi hoặc mẹ tôi dành riêng một món quà nào cho ông ấy. Nhưng không có ói quànào dánnhãn "Mục sư Shick" cả.

Lúc thẳng người lên, ánh mắt tôi bắt gặp một món đồ trang trí trên cành thông. Đó là một chu` bée đánh trống bằng gỗ, cao khoảng tám cm. Tôi nghĩ bụng: Tố qua tại nhà thờ, James, con trai của mục sư Shick, đã đánh trong khi một thiếu niên khác đứng hát bài "Chú Bé Đánh Trống". Hẳn mục sư thích bài hát lắm nên mới cho con trai ông diễn cảnh đó vào mùa Giáng Sinh.

Tôi vội vàng giật hình người bằng gỗ ra khỏi cành cây, chộp lấy một mảnh giấy màu sặc sỡ và hối hả chạy về phòng ngủ của mẹ. Tôi nhanh tay gói hình người trong mớ giấy màu và bọc nguyên cái gói nhỏ với nguyên cuộn băng keo.

Chẳng bao lâu, mục sư và vợ ông ấy bước vào trong nhà. Chúng tôi cùng ngồi xuống bàn ăn, và tôi bắt đâu ăn món thịt băm với mì ống spaghetti trong khi người lớn trò chuyện. Thức ăn ngon tuyệt và cuộc nói chuyệ cực kỳ ấp dẫn tới nổi tôi suýt quên mất món quà. Mãi khi món tráng miện được dọn lên, tôi mới nhớ.

Thò tay dưới ghế, tôi chộp lấy món quà, bất ngờ giơ cái gói giấy dán chằng chịt băng keo lên mà chẳng mào đầu gì cả:

- Đây ạ. Chúc Mừng Giáng Sinh.

Mặt ba mẹ tôi xanh lè xanh lét. Họ hoàn toàn không biết tội tặng cho mục sư cái gì.

Mục sư cầm lấy món quà nhỏ và mỉm cười:

- Michele, con thật là tử tế.

Ông ấy mất nhiều phút để mở gói quà ra, nhưng không được. Ông ấy đành quay sang ba tôi và nói:

- Có lẽ tôi phải mượn ông bà một cây kéo. Ông bà có sẵn không ạ?

Ba tôi đứng lên, lấy một cây kéo trong ngăn tủ đưa cho mục sư.

Với vài nhát kéo và một cái giật thật mạnh, mục sư Shick phát hiện ra cái gì nằm dưới lớp băng keo chằng chịt đó: một chú bé đánh trống bằng gỗ. Lúc này, trông hình hài chú ta nhỏ bé hơn va thảm hại hơn.

Mục sư hả to miệng và thở mạnh:

- Chúa ơi! Món quà này hay vô cùng, con gái à.

Tôi mỉm cười e thẹn:

- Nó làm con nhớ cảnh tối qua, khi James đứng đánh trống. Con thích bài hát "Chú Bé Đánh Trống" lắm!

Sau khi chúng tôi ăn kem xong, mụs sư thân thiết ôm tôi và hai vợ chồng ông ấy ra về. Tôi không chắc ông ấy có thích món quà của tôi không, nhưng tôi sung sướng là mình vẫn nhớ đến ông ấy theo một cách đặc biệt nào đó.

Mục sư Shick vừa khuất dạng ngoài kia thì ba tôi quay sang tôi và tra hỏi ngay:

- Tại sao con tặng mục sư món đồ trang trí cũ xì đó>

Tôi lắp bắp:

- Con tưởng mục sư thích nó.

Ba tôi cảnh cáo:

- Lần sau, muốn lấy cái gì ra khỏi cây Giáng Sinh là phải hỏi, nghe chưa? Nếu con muốn tặng mục sư món đồ trang trí, con nên tặng một trong những thứ pha lê xinh đẹp này.

Bây giờ tôi mới biết rằng món quà của tôi không được ai hoan hô, và mắt tôi dán chặt xuống nền nhà:

- Con xin lỗi.

Chủ Nhật tới, tôi cảm thấy "quê độ" đến nỗi không muốn bước chân vào nhà thờ. Tôi nghĩ, có lẽ ba nói đúng. Lẽ ra tôi nên tặng mục sư một vật trang trí to lớn hơn, một vật nhiều màu sắc và lấp lánh lên khi có ánh sáng. Rốt phải, chẳng phải mục sư Shick là một nhân vật quan trọng sao?

Như thường lệ, chúng tôi ngồi ở dãy ghế đầu tiên. Mặt tôi cùi gầm xuống và không tài nào ngước lên được. Tới giờ giảng, tôi bắt đầu rục rịch trên ghế và chân nọ đá chân kia.

Mục sư giơ vật trang trí chú bé đánh trống quen thuộc lên và nói:

- Hôm nay tôi muốn nói với mọi người về một món quà Giáng Sinh tuyệt vời mà tôi nhận được hồi tuần trước. Món quà cho thấy, thậm chí một đứa trẻ bảy tuổi cũng biết lý do tại sao chúng ta tặng quà cho nhau và ngày Giáng Sinh. Trong số những món quà mà tôi nhận được trong năm nay, món quà này có ý nghĩa rất nhiều đối với tôi. Và tôi xin giải thích với mọi người tại sao... Với những ai không tham dự buổi nhạc thánh ca, thì hôm đó, con trai đã diễn cảnh đánh trống trong bài "Chú Bé Đánh Trống". Và hôm qua, con trai tôi quay trở lại trường đại học rồi.Tôi sẽ để vật này trên bàn làm việc của tôi, nó nhắc nhở tôi rằng dù con trai tôi đang ở đâu, nó vẫn là chú bé đanh trống của tôi.

Cả hội trường vỗ tay rào rào lên.

Cặp mắt mục sư rân rấn nước. Ông ấy nói mạnh mẽ hơn:

- Cháu bé nhắc tôi nhớ rằng món quà không hẳn là quan trọng, mà tình thương yêu mới là quan trọng. Tận đáy lòng, tôi muốn nói lời cảm ơn cháu bé.

Sau buổi lễ, tôi tới gặp mục sư và nhận được một cái ôm hôn thân thiết vào ngày Chủ Nhật. Mục sư cảm ơn tôi lần nữa về món quà giản dị đó. Những người đứng chung quanh biết tôi là cháu gái đã tặng món quà chú bé đánh trống, họ đều mỉm cười với tôi.

Cuối cùng, tôi lên tiếng được và lắp bắp:

- Khi con tặng nó cho mục sư, con lo lắng quá, không biết mục sư có thích không, vì nó quá nhỏ bé.

Mục sư trìu mến nhìn tôi:

- À, con cũng nhỏ vậy, và mục sư rất yêu con.

- Nhưng nó không đẹp. Nó không chiếu sáng lấp lánh.

- Nhưng với ta, nó lại rất đẹp như chính tấm lòng con vậy.

Cho tới tận hôm nay, vào mỗi mùa Giáng Sinh, khi tôi nghe bài hát "Chú Bé Đánh Trống" tôi đều nhớ tới gia đình mục sư Shick. Với tôi, vật trang trí bằng gỗ đó quá bé nhỏ, nhưng ý nghĩa của nó rộng lớn hơn cả cuộc sống. Từ lúc bảy tuổi, tôi đã biết rằng bản thân món quà không quan trọng; mà việc nó đem lại niềm vui cho người khác, nó biểu lộ yêu thương và chia sẻ với người khác, mới đúng là tinh thần của trao tặng.

Michele Wallace Campanelt



Ngày 9-12


THIÊN THẦN ĐÔI


Tỉnh dậy sau khi nghe tiếng chuông đồng hồ báo thức, tôi mỉm cười và vui thích khi nghĩ rằng... chỉ còn một ngày nữa thôi. Tôi rời khỏi giường, thong thả mặc quầ áo vào. Lục lọi vài phút trong bếp, tôi tự làm cho mình một chen bột ngũ cốc và một miếng pizza còn dư của tối qua. Sau khi xem bộ phim hoạt hình, chơi vài trò chơi và chat qua mạng với bạn bè, tôi chợt nhớ mình chưa mua quà cho mẹ! Mà hôm nay là ngày trước Giáng Sinh và các cửa hiệu cũng sắp đóng cửa rồi! Thế là tôi xỏ vội chân vào giày, chộp lấy tấm ván trượt patin và lao vun vút tới khu thương mại gần nhà.

Tôi đẩy cánh cửa khổng lồ bằng kính, bước vào bên trong , để rồi nhìn thấy một cảnh tượng không thể tin được. Khắp nơi, người ta chạy đi chạy lại, mặt mũi căng thẳng, cố tìm cho được những món quà tuyệt vời để tặng người thân. Đúng là cảnh tượng điên loạn trước mặt tôi. Khi tôi đang tìm cách chen qua đám đông thì một người đàn ông - mặc áo khoác đen - bước lại gần tôi và nói bằng giọng tuyệt vọng, rằng ông ta bị mất cái bóp da màu nâu.

Trong khi tôi mở miệng, ông ta díu một tấm cạc vào tay tôi và nói tiếp:

- Làm ơn gọi cho tôi tại số này nếu tình cờ cháu tìm thấy nó.

Tôi nhìn ông ta, nhún vai và trả lời:

- Vâng. Không sao. Cháu sẽ gọi.

Ông ta quay đi, còn tôi tiếp tục chen qua đám người đông đúc để tìm một món quà cho mẹ.

Tôi tìm kiếm khắp nơi, cửa hiệu nào cũng bước vào, phóng ba bậc lên lầu rồi phóng hai bậc xuống đất, nhưng hầu như tôi chẳng gặp may mắn gì cả. Cuối cùng, khi tới khu vực điêu tàn cuối khu thương mại, tôi nhìn thấy một cửa hiệu bán đồ sứ và đồ pha lê. Hình như nó vẫn còn một số mặt hàng có giá trị. Tôi nghĩ, vào xem cũng chẳng mất gì nên tôi bước vào trong luôn.

Những người mua quà Giáng Sinh đan bới tung các thùng đựng hàng để tìm một món ưng ý. Họ bày bừa chúng đầy trên sàn và chẳng ai buồn ra tay dọn dẹp lại. Khung cảnh thật kinh khủng. Nó giống như căn phòng ngủ dơ bẩn với hàng trăm bộ quần áo bốc mùi bị quăng bừa bãi khắp nơi.
Khi tôi cố len lỏi qua các thùng giấy, tôi vấp phải một thùng hàng nhỏ để ngay giữa lối đi, thí là tôi té dập mặt xuống đất. Vừa thất vọng, vừa mệt mỏi sau hàng giờ đồng hồ tìm kiếm, tôi đứng lên, hét to một tiếng và đá mạnh vào cai thùng - thủ phạm khiến tôi bị té. Nó bay lên cao rồi va phải bức tượng thạch cao khiến bức tượng nghiêng ngả. Đúng là "giận quá hóa ngu", nhưng may là tôi chưa làm đổ bể đồ đạc của cửa tiệm.

Khi tôi lượ cái thùng lên để trả nó về chỗ cũ, tôi để ý thấy một hộp giấy màu xanh, dẹp lép, bị mấy tờ giấy gói hàng che lấp. Tôi mở cái hộp ra, bên trong là một cái dĩa thủy tinh màu xanh tuyệt đẹp, có vẽ cảnh Chúa Giáng Sinh. Trời! Đúng là nó rồi! Một món quà hoàn hảo, đang nằm lăn lóc dưới mớ rác rưởi để chờ tôi đến mua! Tôi sung sướng bật cười to, cầm nó lên và xăm xăm đi tới phòng thu ngân.

Khi cô thu ngân rung chuông gọi tới phiên tôi, tôi thò tay vào túi để lấy tiền. Nhưng túi quần của tôi hoàn toàn trống rỗng! Tôi bắt đầu lay hoay lục tìm cái bóp thì mới hay là đã để quên nó ở nhà! Trời, đây là cơ hội cuối cùng để tôi mua món quà Giáng Sinh tặn vì, vì chỉ mười phút nữa là khu thương mại đóng cửa rồi! Mà hôm nay là ngày trước Giáng Sinh! Nếu tôi trượt patin về nhà rồi qusy trở lại cũng mất hai mươi phút! Tôi biết làm sao đây?

Thế là tôi hành động. Tôi làm điều duy nhất mà tôi có thể nghĩ ra: là chạy ra ngoài tiền sảnh và xin tiền mọi người. Một số người nhìn tôi, tưởng tôi điên. Một số khác phớt lờ, không thèm để ý. Cuối cùng, tôi chịu thua, bèn ngồi phịch xuống một băng ghế lạnh lẽo, cảm thấy mình chỉ là kẻ hậu đậu. Tôi gục mặt xuống, tự hỏi bây giờ mình làm gì đây?

Trong lúc suy nghĩ, tôi để ý thấy một sợi dây giày bị tuột ra. Ồ hay thật! Lúc này, tôi chỉ cần vấp lên sợi dây giày của mình và té gãy cổ nữa là đủ bộ! Đó sẽ là kết thúc tuyệt hảo cho chuyến đi vô ích này!

Khi tôi khom người cột lại sợi dây giày, tôi nhìn thấy một cái bóp da màu nâu đang nằm nơi chân ghế. Tôi không biết đây có phải là cái bóp mà người đàn ông mặc áo khoác đen bị mất hay không. Tôi mở bóp ra. Đúng rồi. Tấm hình dán trên bằng lái xe đúng là khuôn mặt của ông ta. Rồi miệng tiô há hốc ra khi tôi phát hiện có ba trăm đô la trong ngăn đựng tiền.

Không cần suy nghĩ thêm, tôi biết mình phải lam điều đúng đắn. Tôi chạy đi tìm buồng điện thoại công cộng, dùng dịch vụ "người nghe trả tiền" để gọi tới con số in trên tấm cạc. Người đàn ông trả lời ngay, nói rằng ông ta vẫn còn ở trong khu thương mại. Giọng ông ta vui vẻ và nhẹ nhõm hẳn. Ông ta hỏi tôi có thể tới gặp ông ở cửa hiệu giày được không - ngẫu nhiên sao, cửa hiệu giày nằm gần cửa hiệu bán đồ sứ và pha lê! Khi tôi tới đó, người đàn ông xúc động tới nỗi cứ cảm ơn tôi hàng chục lần trong khi ông ta kiểm tra xem tiền bạc và thẻ tín dụng có còn không.

Tôi quay đi, lê bước ra khỏi khu thương mại và thiểu não trở về nhà. Chợt, có người chụp lấy vai tôi. Té ra là ông ta. Đứng đối mặt với ông ta, tôi khẳng định rằng tôi không lấy thứ gì trong bóp cả. Ông ta thành thật trả lời:

- Vâng. Tôi đã thấy điều đó. Thế mà tôi cứ không tin rằng trên đời này sẽ có một đứa trẻ trả lại toàn bộ số tiền mà nó lượm được, khi nó có thể lấy đi một ít mà không ai biết.

Rồi ông mở bóp ra, đưa tôi bốn tờ giấy hai mươi đô la và cảm ơn tôi một lần nữa.

Sung sướng cực độ, tôi nhảy vọt lên trời, hét to một tiếng. Lần này tới phiên tôi cảm ơn ông, nói rằng tôi phải nhanh chân chạy vào trong kia, mua một món quàa để tặng mẹ tôi trước khi khu thương mại đóng cửa. Một phụ nữ rất tử tế, đồng ý cho tôi lách vào.

Tôi mua được cái dĩa bằng thủy tinh, và lao như gió trên tấm trượt patin để về nhà. Tâm hồn tôi khoai khoái vì mọi việc đã được giải quyết xong xuôi. Tôi thấy mình đang huýt sáo nhiều lần một điệu thánh ca mà tôi đã nghe tối hôm trước. Đột nhiên, tôi nhận ra một điều thú vị. Hình như tôi là thiên thần Giáng Sinh của người đàn ông khi ông ta bị mất cái bóp, ngược lại, ông ta là thiên thần Giáng Sinh của tôi khi tôi để quên bóp ở nhà. Tôi nghĩ: Đúng là thiên thần đôi! Và tôi biết mình sẽ nhớ mãi kỷ niệm của ngày hôm nay, ngày trước ngày Giáng Sinh.

Sáng hôm sau, mẹ tôi mở món quà của tôi ra. Vẻ mặt bà đã cho tôi biết rằng bà rất yêu thích món quà dễ thương đó. Rồi tôi kể cho mẹ nghe về các biến cố đã xảy ra khi tôi tìm cách mua cho được món quà. Điều đó khiến cái dĩa thủy tinh càng có ý nghĩa đặc biệt đối với mẹ tôi hơn.

Cho tới hôm nay, mẹ tôi vẫn cất cái dĩa thủy tinh màu xanh trong tủ búp-phê. Tất nhiên là nó nhắc mẹ tôi nhớ tới tôi, đồng thời, nó cũng nhắc tôi nhớ rằng những điều kỳ diệu có thể xảy ra dù ta không hề mong đợi. Đặc biệt trong khoảng thời gian màu nhiệm có cái tên là Giáng Sinh.


David Scott. 16 tuổi


Tài sản
 :

12/8/2010, 5:26 pm
pe_vi_1994
dY wA nHuNg nGaY mUa sE lA nHuNg nGaY nAnG
pe_vi_1994
Thành Viên
Thành Viên
pe_vi_1994

Birthday : 23/11/1994
Coin : 48070
Thanks : 21
Status : dY wA nHuNg nGaY mUa sE lA nHuNg nGaY nAnG

Ngày 10-12

CHIẾC XE ĐẠP


Năm lên chín tuổi, tôi cần kiếm tiền túi nên hỏi ông Miceli - đại lý của tờ báo Herald-American, sống ở gần nhà tôi - xem thử tôi có giao báo ngoài giờ đi học được không. Ông Miceli nói nếu tôi có chiếc xe đạp, ông ấy sẽ đồng
ý.

Lúc đó ba tôi đang làm tới bốn công việc lận. Vào ban ngày, ông lắp đặt bảng hiệu bằng đèn neon tại một cửa hiệu trang trí. Sau đó, ông đi giao hoa tận nhà khách hàng cho tới tám giờ tối. Rồi ông lái xe taxi tới tận nửa đêm. Vào ngày cuối tuần, ông gõ cửa từng nhà để bán bảo hiểm. Ông mua cho tôi một chiếc xe đạp cũ, nhưng ngay sau đó, ông phải nhập viện vì bệnh viêm phổi và chưa có dịp nào tập tôi chạy xe.

Nhưng ông Miceli không yêu cầu xem tôi chạy xe. Ông ấy chỉ yêu cầu thấy chiếc xe. Thế là tôi dắt nó tới gara của ông ấy, để ông ấy nhìn nó một cái, rồi tôi được nhận công việc giao báo.

Ngày đầu tiên, tôi quàng cái túi vải đựng đầy những tờ báo cuộn tròn lên tay lái rồi dắt chiếc xe đi dọc lề đường. Nhưng việc đẩy môt chiếc xe đựng đầy báo không phải là việc dễ dàng. Vài ngày sau, tôi dựng chiếc xe ở nhà, và mượn chiếc xe đẩy hàng bằng kim loại của mẹ tôi.

Cần phải khéo tay mới có thể giao báo bằng xe đạp được. Mỗi tờ báo tôi chỉ được phép ném một lần, nếu quăng tờ báo lên hàng hiên mà quăng hụt hoặc quăng thấp quá, thì thật là tệ hại. Thế nên tôi để chiếc xe đẩy của mẹ nơi lề đường và đem từng tờ báo bên trong khung cửa lưới của mội ngôi nhà. Nếu là tòa nhà tập thể, thì tôi quăng báo vào các hành lang. Gặp lúc mưa rào hoặc tuyết rơi, tôi mượn áo mưa của ba, trùm kín chiếc xe đẩy để giữ cho báo được khô ráo.

Dĩ nhiên giao báo bằng chiếc xe đẩy mất thời gian hơn giao báo bằng xe đạp, nhưng tôi chẳng ngại điều đó. Tôi có dịp gặp gỡ mọi người trong khu vực nhà tôi, những người lao động nói tiếng Ý, tiếng Đức hoặc tiếng Ba Lan. Họ đều tử tế với tôi - mỗi người theo một kiểu khác nhau. Trê đường giao báo, nếu tôi nhìn thấy điều gì hay hay, thí dụ như một con chó mẹ với bầy chó con hoặc một cầu vồng nhiều sắc màu, tôi có thể dừng lại để xem.

Khi ba tôi xuất viện, ông tiếp tục công việc ban ngày, nhưng vì ông còn quá yếu sức nên đành phải bỏ hết những công việc kia. Bây giờ thì gia đình tôi cần từng xu một để trả tiền các chi phí, nên ba mẹ quyết định bán chiếc xe đạp đi. Vì toi6 vẫn chưa biết cách cưỡi xe, tôi chẳng hề lên tiếng phản đối.

Hẳng ông Miceli biết chuyện tôi không sử dụng chiếc xe đạp, nhưng ông ấy chẳng nó gì với tôi cả. Thật ra, ít khi ông ấy nói chuyện với đám trẻ giao báo chúng tôi, trừ phi ông cần la rầy chúng tôi vì quên giao báo cho một khách hàng nào đó hoặc vì quăng báo xuống một vũng nước...

Trong vòng tám tháng, tôi nâng số người đăng ký báo từ ba mươi sáu lên năm mươi chín - phần lớn là do các khách hàng giới thiệu tôi với hàng xóm của họ. Đôi khi cũng có người chặn tôi giữa đường, bảo tôi ghi tên họ vào danh sách giao báo. Mỗi tối thứ Năm tôi đều đi gom tiền báo, và vì hần hết khách hàng đều đưa dư chút đỉnh, nên chẳng bao lâu tôi có thể kiếm được số tiền "boa" nhiều bằng số tiền mà ông Miceli trả cho tôi. Điều này rất hay, vì ba tôi vẫn chưa thể làm thêm ngoài giờ nên tôi phải đưa cho mẹ hết số tiền công.

Vào buổi tối thứ Năm trước ngày Giáng Sinh, tôi nhấn chuông cửa ngôi nhà người khách hàng đầu tiên. Mặc dù trong nhà sáng đèn, không ai đi ra mở cửa nên tôi sang ngôi nhà kế tiếp. Cũng không ai trả lời. Chuyện xảy ra y hệt như vậy với ngôi nhà thứ ba, thứ tư... Chẳng bao lâu, tôi đã tới hầu hết các khách hàng đăng ký báo của tôi, nhưng không một ai có mặt ở nhà. Trong lòng tôi lo lắng lắm; bởi mỗi thứ Sáu tôi phải đi nộp tiền báo cho ông Miceli rồi! Dù chỉ còn vài hôm là Giáng Sinh, tôi không tin mọi người lại rủ nhau đi mua sắm cùng một lúc. Tới ngôi nhà cuối cùng là nhà của gia đình Gordon, tôi mừng rỡ vô cùng khi nghe tiếng nhạc và tiếng cười nói vọng ra. Tôi liền nhấn chuông.

Cánh cửa bật mở ngay lập tức và hầu như ông Gordon lôi sềnh sệch tôi vào bên trong. Chen chúc trong gia hòng khách của ông ấy là năm mươi chín người khách hàng của tôi. Và ở giữa gian phòng và chiếc xe đạp hiệu Schwinn mới toanh. Chiếc xe đạp màu đỏ ửng của kẹo táo, nó có cái đèn pha chạy bằng đy-na-mô và có cả chuông leng keng. Một cái túi vải căng phồng lên với các phong thư đủ màu được quàng nơi ghi đông xe.

Bà Gordon nói:

- Đây là món quà tặng cháu. Tất cả chúng tôi đều hùn vào đó.

Trong mỗi chiếc phong thư đựng một thiệp mừng Giáng Sinh, kèm theo số tiền đăng ký báo hàng tuần. Hầu như ai cũng tính dư thêm dăm bảy xu cho tôi. Tôi cảm thấy mình cứ đứng đờ người ra đó, không biết phải nói gì. Cuối cùng, một phụ nữ yêu cầu tất cả im lặng và bà ấy dịu dàng dẫn tôi tới giữa phòng.

Bà ấy nói với tôi:

- Cháu là người giao báo giỏi nhất mà chúng tôi từng biết. Cháu chưa hề giao báo thiếu một ngày nào, và chưa hề để báo ướt một tờ nào. Tất cả chúng tôi đền nhìn thấy cháu đi giữa trời mưa hoặc giữa cơn tuyết, với chiếc xe đẩy nhỏ bé. Bởi thế, chúng tôi nghĩ cháu cần phải có một chiếc xe đạp.

Tôi chỉ có thể thốt ra hai chữ "cảm ơn" Và tôi cứ nói đi nói lại hai chữ đó mãi.

Về tới nhà, tôi đếm được hơn môt trăm đô la tiền "boa" - nó khiến tôi trở thành người hùng của gia đình và nó làm cho cả nhà có được một mùa nghỉ lễ thật tuyệt vời.

Hẳn có ai đó đã gọi điện và kể cho ông Miceli biết, nên hôm sau, khi tôi tới gara của ông ây để lấy báo, tôi thấy ông ấy đang đứng đợi tôi ở bên ngoài cửa. Ông nói với tôi:

- Ngày mai, lúc mười giờ, chú mày mang chiếc xe đạp mới lại đây. Ta sẽ tập cho chú mày cưỡi xe đạp.

Và tôi làm đúng điều ông Miceli bảo.

Trong ngày Giáng Sinh năm đó, các khách hàng của tôi còn cho tôi thêm một món quà nữa: Đó là bài học về lòng tự hào ngay cả với công việc hèn kém của mình - một món quà Giáng Sinh mà tôi cố gắng sử dụng thường xuyên, mỗi khi tôi nhớ tới lòng tốt mà mọi người đã tặng cho tôi.


Marvin J.Wolf


Ngày 11-12

GẤP BỘI LẦN


Hôm đó là một ngày lạnh lẽo của đầu tháng Mười Hai. Quanh quẩn mãi trong nhà khiến tôi phát chán lên. Ti vi chẳng có gì để xem, bạn bè chẳng đứa nào có mặt ở nhà, nên tôi đành ngồi ngốn ngấu mọi cuốn tại chí mà tôi có về lướt ván, về trượt tuyết hoặc về những sở thích khác của tôi. Tôi sắp bắt đầu nổi khùng lên thì dì Mary - vừa ghé vào thăm - hỏi tôi có muốn đi mua hàng với dì không.

Tôi nghĩ: Đây đúng là dịp để mình mua một cuốn tạp chí mới. Tuy nhiên, có một vấn đề nảy ra: tiền tuần của tôi cạn sạch rồi. Thế là tôi quyết định dùng lời lẽ ngon ngọt nhất để xin mẹ tôi ứng trước năm đôla - trong số tiền tuần đợt tới - để mua cuốn tạp chí mà tôi rất thèm muốn. Tôi nhẹ nhõm cả người khi mẹ đồng ý. Có tiền rồi, hai dì cháu lên đường đi mua sắm.

Khi chúng tôi tới gần cửa hiệu, tôi thấy một phụ nữ nghèo, vô gia cư, đang ngồi ngoài cửa xin tiền các khách hàng. Tôi nghĩ: Chà, vậy mà mình cứ tuởng một ngày của mình rất tồi tệ vì buồn chán. Tôi kiểm tra lại năm đô la ở trong túi và nghĩ tới cuốn tạp chí đang chờ đợi tôi ở bên trong. Dì tôi tách ra để mua sắm hàng hóa, còn tôi tiến thẳng đến quầy bán tạp chí. Trong lúc lật những cuốn tạp chí mới để tìm cuốn có bài báo mà thằng bạn giới thiệu, tôi cứ nghĩ miên man tới người phụ nữ ngồi ngoài gió lạn, không có một mái nhà ấm áp. Rồi tôi cất những cuốn tạp chí và đi về hướng người phụ nữ không nhà. Tôi biết bà ấy cần có tiền hơn là tôi cần một cuốn tạp chí mới.

Khi đi ngang chỗ dì Mary đang lực rau quả, tôi dừng lại báo cho dì biết tôi sẽ chờ dì ở quầy tính tiền. Không đợi dì hỏi thêm, tôi quay đi, chạy về phía cánh cửa ra vào trước cửa tiệm.

Tôi bước ra ngoài trời lạnh giá và nhìn sang bên phải. Tất nhiên người phụ nữ vẫn còn ngồi ở chỗ cũ như lúc chúng tôi bước vào. Tôi cho tay vào túi quần, lấy ra năm đô la và đưa cho người phụ nữ. Vẻ cảm kích trên mặt bà ấy còn đáng giá hơn năm đô la của tôi. Bà ấy cảm động tới nỗi đứng bật dậy, ôm chặt tôi, và nói bằng giọng run rẩy:

- Cám ơn cậu bé. Tôi không ngờ là cậu quay trở lại đây để cho tôi tiền.

Tôi đáp lại cho bà an lòng:

- Không có gì đâu... À, chúc bà Giáng Sinh Vui Vẻ.

Tôi mỉm cười và quay vào tìm dì Mary.

Khi về tới nhà, mẹ tôi cho biết tôi có thư. Cậu tôi gửi cho tôi một tiệp mừng Giáng Sinh - bên trong có tờ hai mươi đô la!

Tôi nghe nói rằng nếu mình cho tiền người khác, xuất phát từ tấm lòng, không vị kỷ, vô điều kiện, mình sẽ nhận lại gấp bội lần.

Vào ngày lạnh lẽo tháng Mười Hai đó, tôi biết đó không chỉ là một câu nói suông. Làm việc thiện bao giờ cũng được đền đáp.


Nick Montavon, 13 tuổi


Ngày 12-12

THIÊN THẦN Ở GIỮA CHÚNG TA.


Tôi sinh ra trong một gia đình đông đúc, gồm chín anh chị em, và chúng tôi ai nấy đều có gia đình, có con cái. Vào mỗi tối Giáng Sinh, tất cả gia đình chúng tôi tụ họp ở nhà người chị cả, tặng quà cho nhau, xem bọn trẻ diễn kịch vui về ngày Giáng Sinh, ăn uống, ca hát và đón mừng ông già Nô-en đến thăm.

Vào Giáng Sinh năm 1988, vợ chồng tôi có bốn đứa con. Peter mười một tuổi, Leigh-Ann chín tuổi, Laura sáu tuổi và Matthew hai tuổi. Khi ông già Nô-en tới, Matthew sà vào lòng ông ấy, và suốt buổi tối, nó không nhường chỗ cho ai cả. Tối đó, bất cứ ai chụp hình chung với ông già Nô-en đều phải chụp chung với bé Matthew.

Hầu như không ai trong số chúng tôi biết rằng những tấm hình chụp với ông Nô-en và Matthew sẽ quý giá đến ngần nào. Năm ngày sau Giáng Sinh, bé Matthew dễ thương của chúng tôi chết vì một tai nạn ở nhà. Chúng tôi hoàn toàn tuyệt vọng. May mắn thay, chúng tôi nhận được nhiều sự nâng đỡ - từ gia đình và bạn bè - mới có thể vượt qua đau khổ đó.

Tôi biết năm đầu tiên sau cái chết của người thân là năm khó khăn nhất. Ta phải chịu đựng nhiều điều khi vắng mặt người thân yêu đó. Tôi cũng vậy. Sinh nhật và những ngày lễ đặc biệt trở nên buồn bã thay cho niềm vui. Khi chúng tôi đón mừng Giáng Sinh đầu tiên không có Matthew, tôi cảm thấy khó hòa nhập vào tinh thần ngày lễ. Và rồi, vào ngày 13 tháng Mười Hai, một chuyện kỳ diệu xảy ra, nâng đỡ tinh thần chúng tôi khi chúng tôi nghĩ rằng đó là điều không tưởng.

Chúng tôi vừa dùng xong bữa tối thì tiếng gõ cốc cốc nơi cửa trước. Khi ra mở cửa, chúng tôi không thấy ai. Tuy vậy, trên hàng hiên có một tấm thiệp mừng và một gói quà. Chúng tôi mở thiệp ra đọc, biết rằng người gửi quà muốn ẩn danh và muốn động viên chúng tôi vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Trong gói quà là cuộn băng cát sét với những bài hát Giáng Sinh được yêu thích nhất. Cuộn băng được bỏ trong một cây thông Giáng Sinh nhỏ bằng giấy bồi. Tấm thiệp giới thiệu rằng đó là "cây thông giấy", một biến tấu của "cây lê giấy" trong bài hát "Mười Hai Ngày Giáng Sinh".

Chúng tôi nhìn nhau nghĩ: món quà này thật tinh tế, và sự ân cần của "chú lùn nhỏ" khiến tôi vô cùng xúc động. Chúng tôi bỏ băng vào máy cát-sét, và từng bài hát vang lên, tinh thần Giáng Sinh bắt đầu sưởi ấm tâm hồn chúng tôi.

Từ đó, hàng loạt các món quà từ người ẩn danh gửi đến chúng tôi - mỗi ngày một món quà cho đến tản ngày Giáng Sinh. Mỗi món quà đều tuân theo chủ đề "Mười Hai Ngày Giáng Sinh" một cách sáng tạo. Bọn trẻ nhà tôi rất thích món quà "bảy con chim thiên nga đang bơi." Đó là một cái gỗ đững những cục xà bông có hình dạng thiên nga, cùng với xấp vé vào cửa một hồ bơi địa phương - khiến bọn trẻ có thứ để mong đợi khi những ngày xuân ấm áp đến. Trong món quà "tám cô gái vắt sữa" có tám chai sữa sôcôla được dán những gương mặt bằng giấy, quấn tạp dề và đội mũ. Mỗi ngày là một món quà đặc biệt. Món quà "năm chiếc nhẫn vàng" được gửi đến đúng lúc chúng tôi dọn điểm tâm - đó là năm cái bánh vòng có màu vàng mật lấp lánh với vẻ mời gọi.

Ngày nào chúng tôi cũng nhận được nhiều cú điện thoại của gia đình, của hàng xóm, của bạn bè... hỏi han xem hôm đó chúng tôi nhận được món quà gì. Chúng tôi cùng kinh ngạc, cùng cười khúc khích trước tình sáng tạo và vẻ kỳ diệu mỗi khi nhận món quà ân cần đó. Bị thu hút vào niềm phấn khích và sự tò mò muốn biết món quà cùa ngày hôm sau là gì, hình như chúng tôi đã dần quên đi nỗi buồn đau. Điều mà chú lùn nhỏ đã làm thật là diệu kỳ.

Từ đó, mỗi năm, khi chúng tôi trang trí cho cây thông Giáng Sinh, chúng tôi treo lên đó các món quà đã nhận được, và cùng nghe lại bài hát "Mười Hai Ngày Giáng Sinh". Chúng tôi gởi lời cám ơn "chú lùn nhỏ" - người mà chúng tôi nhận ra đó là Thiên Thần Giáng Sinh của chúng tôi. Chúng tôi không phát hiện được người đó là ai, mặc dù cũng có những nghi vấn. Thật ra chúng tôi thích như vậy hơn. Nó mãi mãi là một điều diệu kỳ - mãi mãi bí ẩn và thiêng liêng như lần Giáng Sinh đầu tiên.


Rita Hampton



Ngày 13-12

TINH THẦN THẬT SỰ CỦA GIÁNG SINH


Một tiếng nữa, tôi nghĩ thầm như vậy. Chỉ một tiếng nữa thôi và tôi sẽ được tự do. Hôm đó là ngày trước Giáng Sinh, thế mà tôi phải mắc kẹt lại trong phòng dạy làm đầu và trang điểm. Thật không công bằng. Tôi còn nhiều công việc cần làm hơn là phục dịch cho một bà già nhặng xị với mái tóc màu xanh này. Tôi đã cố gắng cần cù hết sức và nhanh tay hết mức để hoàn thành bốn ca gội đầu và một ca cắt móng tay trước giờ ăn trưa. Nếu không còn cuộc hẹn nào đượclên lịch, tôi có thể ra về lúc hai giờ chiều. Chỉ một tiếng nữa thôi...

- Số bảy mươi mốt. Carolyn, số bảy mươi mốt.

Giọng cô tiếp tân vang qua hệ thống loa nội bộ khiến tim tôi như rớt bịch xuống đất.

- Carolyn, chị có điện thoại kìa.

À, một cuộc điện thoại. Tôi thở một hơi nhẹ nhõm và bước ra phía trước để nghe điện thoại. Khi với tay lấy ống nghe, tôi liếc nhanh qua số ghi hẹn như để khẳng định sự tự do của mình. Chúa ơi, thật không thể tin được. Tôi có cuộc hẹn lúc 4:30. Người có tinh thần minh mẫn không ai đi làm đầu tóc vào ngày trước Giáng Sinh như thế! Không ai lại thiếu suy nghĩ đến vậy!

Tôi liếc nhìn cô tiếp tân đằng sau quầy, giọng hờn dỗi:

- Sao chị có thể làm thế với tôi?

Cô ấy bước lùi một bước và thì thào:

- Cô Weiman xếp giờ cho chị đó.

Cô Weiman là giáo viên cao cấp, là người "làm luật" ở đây. Bất cứ điều gì cô ấy nói, đố ai dám cãi lại.

Tôi rít lên khe khẽ:

- Vậy thì tốt thôi.

Xong, tôi quay sang máy điện thoại. Anh Grant gọi tới. Bà ngoại anh mới tôi đến ăn bữa tối của đêm trước Giáng Sinh, và anh hỏi liệu tôi có thể rảnh rang vào ba giờ chiều được không? Tôi đưa ngón tay mân mê cái mặt dây chuyền kim cương hình bông tuyết mà Grant đã tặng tôi buổi tối hôm trước. Khẽ nuốt "cục tức" xuống cổ, tôi giải thích hoàn cảnh với anh. Sau một khoảng lặng tưởng như vô tận, anh nói chúng tôi có thể đến nhà bà ngoại vào một lúc khác, rồi anh bỏ máy. Nước mắt cay xè khi tôi nện ống nghe xuống "rầm" một cái và nhốt mình lại đằng sau bàn làm việc.

Buổi chiều hôm đó ảm đạm và xám xịt, phản ánh đúng tâm trạng của tôi. Hầu hết các học viên đều đã về hết. Vì mãi tới 4:30 mới có giờ hẹn nên tôi dành suốt thời gian trống trải đó để gặm nhấm nỗi buồn.

Khoảng 4:15, cô Weiman chìa bộ mặt nhăm nhúm của cô ấy quanh cái gương soi mặt của tôi và khuyên tôi bằng chất giọng ôn hòa đến vô nghĩa:

- Em nên đổi cái bộ mặt đưa đám của em trước khi bà ấy đến.

Nói xong cô ấy yên ắng rút đi.

Được thôi. Thay đổi thì thay đổi. Tâm trạng của tôi chuyển ngay từ giận dữ sang căm thù. Tôi chộp lấy một miếng khăn giấy và lau sạch mấy giọt nước mắt vừa trào ra.

Số của tôi được gọi lên lúc 4:45. Cuối cùng thì bà khách hàng vô tâm và trễ nãi của tôi cũng đến. Tôi bước sãi chân lên trước một cách lỗ mãng để tiếp đón một bà lão yếu ớt, run lẩy bẩy, đang được chồng bà ấy dìu đỡ thật dịu dàng. Với giọng nói nhỏ nhẹ, cô Weiman giới thiệu tôi với bà Sussman, và bắt đầu đưa bà lão tới khu làm việc của tôi. Ông Sussman bước theo sau chúng tôi, miệng lúng búng xin lỗi vì đã đưa bà vợ đến quá trễ.

Tôi vẫn còn cảm giác bị hành hạ, nhưng cố không để lộ điều đó ra ngoài mặt. Cô Weiman cẩn thận đỡ bà Sussman ngồi xuống chiếc ghế của tôi. Khi cô ấy bắt đầu nâng cái ghế chạy bằng thủy lực lên, tôi nở nụ cười giả tạo và giành lấy công việc, đạp lên cái bơm bằng chân. Vóc dàng bà Sussman quá bé nhỏ, tôi buộc phải nâng chiều cao cái ghế lên hết cỡ.

Tôi đặt một cái khăn tắm và quàng tấm vải nhựa quanh vai bà lão, rồi thất kinh bước lùi lại. Chí và rận bò lúc nhúc khắp da đầu và vai bà lão. Trong khi tôi đứng đó cố không nôn ọe, cô Weiman lại xuất hiện, kéo đôi găng tay nhựa lên quá cùi chỏ.

Do cái búi tóc màu xám xịt của bà Sussman được bện quá chặt, chúng tôi không thể rút mớ kẹp tóc ra được. Tôi cảm thấy ghê tởm khi tưởng tượng ra một con người lại có thể lôi thôi và dơ dáy đến thế. Cô Weiman giải thích rằng chúng tôi phải cắt tóc bà lão để tháo rời búi tóc ra. Nghe vậy, bà lão chỉ nhìn chúng tôi với dòng nước mắt chảy ràn rụa xuống gò má. Ông Sussman nhẹ nhàng nắm lấy tay bà ấy quỳ xuống bên chân ghế. Ông nói:

- Mái tóc là niềm tự hào suốt cả cuộc đời bà ấy. Bà ấy bắt đầu búi tóc lên như thế từ buổi sáng khi tôi đưa bà ấy vào nhà an dưỡng.

Tất nhiên là tóc bà lão chưa từng được chải gội kể từ buổi sáng đó - cách nay gần một năm. Đôi mắt ông chồng như mờ đi, rồi ông lê bước vào phòng đợi.

Cô Weiman nhẹ nhàng cắt búi tóc đi, để lộ mảng da đâu khô héo, nhẵn nhụi, có màu vàng mục rữa. Cô ấy làm việc một cách kiên nhẫn và ân cần. Thấy vậy, tôi cũng cố gắng giúp đỡ cô ấy. Thuốc nhuộm tóc ăn sâu vào da đầu bà lão cứ như acid vậy. Chúng tôi bó tay, không thể làm gì hơn. Chúng tôi chỉ có thể rửa sạch da đầu bà lão, tìm cách đuổi sạch bọn chí rận mà không làm tóc rụng đi. Tôi bôi thuốc mở khử trùng lên mấy cái nhọt mụn mủ của bà ấy, cuộc mái tóc thưa thớt của bà ấy thành từng lọn. Sau đó, tôi kết các lọn với nhau bằng gel, vì chúng tôi không dám dùng kẹp, sợ chúng làm trầy da đầu bà lão. Cuối cùng, chúng tôi sấy khô mái tóc đã được cuộn lại dưới làn hơi ấm của máy sưởi.

Bà Sussman thò một bàn tay run rẩy của bà vào chiếc giỏ nhỏ xíu, rút ra một ống son môi và một đôi găng tay có ren. Cô Weiman thoa nhẹ thỏi son lên môi bà lão, rồi cẩn thận xỏ hai bàn tay run rẩy của bà lão vào đôi găng thanh nhã.

Lúc này, ý nghĩ của tôi chỉ hướng về bà ngoại thân thương - người vừa mới mất gần đây - với cái cách bà luôn thoa son trước khi đi ra thùng thư. Tôi nghĩ tới những câu chuyện bà kể về thời thanh xuân của bà, thời mà không một người con gái quý phái nào ra đường lại không mang găng tay. Giọt lệ tụ lại quanh khóe tôi, tôi thầm cảm ơn Chúa đã mang bà ngoại tôi ra đi với sự trang trọng.

Cô Weiman để mặc tôi khử trùng chỗ làm việc để đưa bà Sussman trở lại chỗ ông chồng. Khi ông ấy nhìn thấy bà vợ, nước mắt của họ cùng tuôn rơi. Ông Sussman thì thầm:

- Ôi, mình ơi, tôi thấy chưa bao giờ mình xinh đẹp hơn lúc này.

Đôi môi bà lão run run nở một nụ cười.

Ông Sussman lần tay vào trong túi áo khoác, rồi ông ấy tặng cho cô Weiman và tôi mỗi người một tấm ảnh nhỏ về Giáng Sinh, với hình của Joseph, Mary và Jesus Chúa Hài Đồng. Những tấm ảnh nhỏ và nằm gọn trong lòng bàn tay của tôi. Tôi thấ9 lòng mình chan chứa tình thương dành cho ông Sussman và bà vợ ngọt ngào của ông ấy. Lần đầu tiên trong đời, tôi biết được tinh thần thật sự Giáng Sinh.

Chúng tôi tiễn Sussman ra phòng ngoài. Chiều hôm nay chúng tôi không lấy tiền thù lao. Chúng tôi chúc họ Giáng Sinh Vui Vẻ, rồi lặng lẽ đứng nhìn họ bước ra đường.

Tuyết bắt đầu rơi nhè nhẹ, cơn mưa tuyết đầu mùa. Những bông tuyết trắng xóa giống như bột kim cương lấp lánh. Tôi nghĩ nhanh tới Grant và bữa ăn tối mà tôi đã bỏ lỡ, thầm mong rằng bà ngoại của anh sẽ hiểu cho tôi.


Carolyn S.Steele






Tài sản
 :

12/8/2010, 5:31 pm
pe_vi_1994
dY wA nHuNg nGaY mUa sE lA nHuNg nGaY nAnG
pe_vi_1994
Thành Viên
Thành Viên
pe_vi_1994

Birthday : 23/11/1994
Coin : 48070
Thanks : 21
Status : dY wA nHuNg nGaY mUa sE lA nHuNg nGaY nAnG

Ngày 14-12


TỪ TRÁI TIM


Ba thương yêu,

Con không biết phải tặng gì cho ba vào dịp Giáng Sinh này. Thật ra, con không biết ba thường muốn gì vào ngày lễ thậm chí vào là ngày sinh nhật của ba. Con có thể mua một cái áo sơ-mi (hoặc một cái ca) có in chữ "Ba Là Số Một", nhưng chắc là ba không cần những thứ đó khi đang ngồi làm việc!

Con đang tập trung suy nghĩ xem có thể muốn món quà gì. Con biết ba thích NASCAR, nhưng lúc nào con cũng thấy ba tất bật làm việc vì Giáng Sinh. Con cố nghĩ xem ba thường giải trí với cái gì, hy vọng con cũng sẽ nảy ra một ý tưởng nào đó, nhưng con chưa từng nhìn thấy ba giải trí. Lúc nào ba cũng làm việc, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Về đến nhà, lại có những công việc cần đến bàn tay của ba.

Hình như ba thương yêu của con chẳng bao giờ có thời gian để vui chơi như những người khác (trừ chiều Chủ Nhật, ba hoàn toàn dành cho việc xem đua xe). Nếu ba không ra ngoài sân chăm sóc con chó hoặc xém cỏ vườn, thì ba rút vào một chỗ riêng để vẽ tranh hoặc tất bật trong bếp chuẩn bị bữa ăn.

Con không biết làm thế nào mà ba hoàn thành công việc hằng ngày, làm việc chín tiếng đồng hồ, chu tất mọi thứ trong nhà, thanh toán các hóa đơn mà vẫn còn thời gian cho gia đình, đi nhà thờ, và xem tất cả những trận thi đấu thể thao mà tụi con tham gia.

Khi con đang ở trong khu thương mại, tìm mua quà với một đứa bạn, thì ý nghĩ bật nảy ra. Con biết con muốn tặng gì cho ba vào dịp Giáng Sinh này rồi. Ba chỉ muốn mọi người trong gia đình mình sum họp vào các ngày lễ. Ba không thích những món quà được mua ngoài cửa hiệu.

Con trở về nhà, đi thẳng vào phòng, và chuẩn bị một món quà mà con đã quyết định. Con thức trắng cả đêm dành cho nó đấy...

Ba ơi, Giánh Sinh năm nay con không tặng ba món quà mua ở cửa tiệm đâu. Và nó đây. Nó là món quà Giáng Sinh hoàn hảo nhất của con tặng ba... xuất phát tận đáy lòng con.


BA TÔI

Ba tôi là ông Sửa Chữa
Luôn sửa đồ đạc trong nhà.
Ba tôi là ông Giữ Vườn
Cào lá vàng mỗi mùa thu.
Ba tôi là ông Giúp Đỡ
Giúp tôi chuẩn bị bài làm.
Ba tôi là ông Động Viên
Bảo tôi làm điều tốt nhất.
Ba tôi là ông Trường Phạt
Mỗi khi tôi làm điều sai.
Ba tôi là ông Công Nhân
Chân tay lao động suốt ngày.
Ba tôi là ông Đầu Bếp
Nấu những món ăn thật ngon.
Ba tôi là ông Phụ Lễ
Luôn giúp đỡ ông Nô-en
Dù cho bạn muốn nói gì
Lúc vui cũng như lúc buồn
Ba tôi chính là tất cả
Trên hết... Đó là Ba tôi.
Thương yêu ba nhiều
Jessica



Jessica Lamb, 15 tuổi
Ngày 15-12


Ý NGHĨA CỦA GIÁNG SINH


Trong chương trình tin tức lúc sáu giờ tối hôm đó, có một tin đặc biệt về những gia đình cần được giúp đỡ nhân dịp Giáng Sinh. Họ nghèo tới nỗi không có đủ tiền mua thực phẩm, đừng nói chi đến quà Giáng Sinh. Tôi để ý thấy bốn đứa con của tôi đang chăm chú theo dõi.

Joshua nói:

- Tại sao chúng ta không chọn một gia đình và giúp họ bằng cách mỗi đứa tụi mình cho bớt một món quà?

Tôi nhìn về phía chồng tôi, coi thử anh ấy có lắng nghe không và trả lời:

- Con có ý định gì vậy?

Joshua đáp:

- Tụi con luôn nhận được nhiều quà. Con lẽ tụi con nên chia bớt quà cho những người khác.

Tôi có phần ngạc nhiên trước điều đó. Tôi nói:

- Mẹ nghĩ đó là một ý kiến hay.

Rồi tôi quay qua mấy đứa kia và nói tiếp:

- Còn các con thì nghĩ sao?

Chad trả lời:

- Tụi con may mắn hơn những người đó. Không thể tưởng tượng nỗi lại có những gia đình thiếu cả tiền mua thức ăn. Cho bớt một món quà là điều tối thiểu mà tụi con có thể làm được. Con thấy xấu hổ vì tụi con chưa hề nghĩ tới điều đó bao giờ.

Sau một lúc bàn bạc, mọi người đồng ý rằng chia sẻ với một gia đình túng thiếu mới là "tinh thần đúng nghĩa" của Giáng Sinh. Chúng tôi gọi điện tới đài truyền hình, và nói với họ rằng chúng tôi muốn giúp đỡ một gia đình, càng đông con càng tốt. Và chúng tôi đã tìm ra - một gia đình có bốn đứa con, gồm một bé gái hai tuổi và ba bé trai chín, mười, mười một tuổi. Kế hoạc như sau: mỗi đứa con của chúng tôi phải đi mua một món quà cho một đứa trẻ đó, và trừ bớt một món trong danh sách của chúng.

Tối hôm sau, vợ chồng tôi dẫn bốn đứa con đến một cửa hiệu đồ chơi lớn. Tôi chưa từng thấy chúng hăm hở đi mua sắm đến thế. Ally tiến thẳng tới quầy đồ chơi, quầy búp bê và quầy dụng cụ vẽ. Nó chăm chút lựa từng thứ một để tìm món quà ưng ý. Cuối cùng nó dừng lại ở một con búp bê được quấn trong tấm chăn để người ta có thể ôm ấp và cho ăn.

Ally nói:

- Mẹ, con biết bé gái đó sẽ thích búp bê này, vì nó đúng là món quà mà con muốn ông già Nô-en mang đến cho con.

Trái tim tôi cảm động khi tôi nhìn cử chỉ tốt bụng, không ích kỷ này.

Joshua tìm đến chỗ trưng bày đồ chơi theo phim "Men In Black" và lực một khẩu súng máy dùng để bắn người ngoài hành tinh. Đây là món quà nó rất muốn có, nhưng nó đồng ý tặng cho cậu bé chín tuổi trong gia đình kia.

Joshua nói:

- Con sẽ có những món quà khác. Con biết thằng bé kia sẽ thích món quà này.

Đứa con trai mười chín tuổi của chúng tôi lựa ra vài chiếc xe đồ chơi mà hồi nhỏ nó rất thích - chiếc xe cứu hỏa màu đỏ và chiếc xe cứu thương. Nó kiểm tra xem còi hụ trên xe có kêu hay không. Xe cứu thương và xe cứu hỏa mà không hụ còi thì chơi làm gì?

Còn Matthew tìm được đôi găng bóng chày tuyệt hảo.

Nó kêu lên:

- Tất cả trẻ con đều cần găng bóng chày.

Nó không thể tưởng tượng được cảnh trẻ con lại không chơi bóng chày!

Bốn đứa con của chúng tôi cầm những món quà trên tay, tiến lên quầy trả tiền với vẻ tự hào. Tôi chưa bao giờ thấy nét mặt chúng vui như vậy khi chúng để mọi thứ lên quầy hàng.

Tối hôm đó, vợ chồng tôi quan sát mấy đứa con với sự hãnh diện và lòng thương yêu. Chúng biết thông cảm và biết chia sẻ với người khác từ lúc nào vậy? Chúng tôi không biết chắc, nhưng chúng tôi đang nuôi dạy bốn đứa con và chúng đã khám phá ra "tinh thần đúng nghĩa" của Giáng Sinh.


Paul Hansen

Ngày 16-12


MÓN QUÀ THIÊN THU


Đi mua quà Giáng Sinh có thể là công việc căng thẳng nhất trong năm. Đặc biệt là mua quà Giáng Sinh để tặng vợ, đó còn là một thách thức đặc biệt. Tặng máy hút bụi có vẻ thiếu tình cảm, tặng vé xem bóng đá có vẻ không thực tế, còn tặng thiết bị nhà bếp thì hoàn toàn không thể được. Tôi cảm thấy lúng túng khi Giáng Sinh sắp đến. Bí quá, tôi nhờ Sally - cô thư ký của tôi - giúp tôi chọn quà.

Chúng tôi đi bên nhau trên đường dành riêng cho người đi bộ, cách cửa hiệu kim hoàn hai dãy phố. Làm việc ở khu thương mại cũng tiện lợi, vì gần các cửa hiệu mua sắm. Tuy nhiên, nó cũng có những bất lợi. Trên đường, trước mặt chúng tôi là hai người đàn ông vô gia cư, đang ngồi co ro bên cạnh đường ống dẫn hơi nóng của một tòa nhà.

Tôi định băng qua đường để tránh họ, nhưng xe cộ đông đúc quá. Trước khi tiếp tục bước tới, tôi đổi bên để Sally đối mặt với họ. Chắc chắn họ sẽ xin tiền chúng tôi, làm bộ để mua đồ ăn, nhưng số tiền bố thí sẽ được quăng vào cửa hàng rượu bia.

Khi đến gần hơn, tôi thấy rõ người thứ nhất khoảng ba bốn, ba lăm tuổi, còn người kia chỉ trạc tuổi học sinh cấp hai - khoảng mười ba hoặc mười bốn là cùng. Cả hai đều ăn mặc rách rưới. Áo choàng của người đàn ông quá chật, ống tay bị rách bươm, trong khi cậu bé chỉ mặc một cái áo sơ mi phong phanh, đương đầu với cơn gió lạnh buốt. Tôi nghĩ thầm: chỉ một hoặc hai đồng hai mươi lăm xu, là họ sẽ không quấy rầy chúng tôi.

Lấy hết dũng khí nam nhi, tôi nói với Sally:

- Để tôi lo cho.

Nhưng dường như Sally không khó chịu khi nhìn thấy hai người ăn xin đó. Thật ra, cô ấy có dáng vẻ thoải mái trước sự hiện diện của họ. Không để họ lên tiếng, cô ấy nói ngay:

- Tôi có thể giúp gì cho ông không?

Cả hai ngạc nhiên nhìn Sally rồi sau đó người lớn tuổi cất tiếng:

- Vâng, thưa cô. Chúng tôi cần một việc.

Tôi nghĩ thầm: Đúng rồi. Rõ ràng là hai người này đang muốn xin xỏ tiền bố thí. Tôi nhìn họ một lần nữa và thấy cậu bé đang run rẩy vì cơn gió mùa đông, nhưng tôi có thể làm được gì đây?

Người lớn tuổi hỏi:

- Cô làm ơn cho biết mấy giờ?

Sally liếc nhìn đồng hồ và đáp:

- Mười hai giờ mười lăm.

Ông ta gật đầu cảm ơn và không nói lời nào nữa. Chúng tôi đi tiếp tới cửa hiệu kim hoàn. Tôi thấy mình phải hỏi Sally về cuộc gặp gỡ vừa rồi:

- Tại sao cô hỏi thăm ông ta?

Sally trả lời với giọng bình thường:

- Ông ta đang lạnh và cần được giúp đỡ, thế thôi.

- Nhưng ông ta là một kẻ vô công rồi nghề. Ông ta có thể cướp đồ của cô, hoặc đại loại như vậy.

- Tôi có thể tự bảo vệ được. Nhưng đôi khi tôi cần phải liều lĩnh trước một kẻ khác.

Chúng tôi bước vào cửa hiệu, và Sally nhanh chóng tìm được một món quà hoàn hảo cho vợ tôi - một cặp bông tai nạm kim cương. Đồng thời cô ấy cũng mua một chiếc đồng hồ đeo tay nam, không phải loại đắt tiền lắm, vì cô là người luôn biết tiết kiệm. Tôi nghĩ thầm: có lẽ là quà tặng cho chồng cô ấy.

Khi chúng tôi quay trở về văn phòng, hai kẻ lang thanh vẫn còn ngồi ở chỗ cũ. Một lần nữa, tôi cố gắng chen vào giữa Sally và họ nhưng cô ấy không chịu. Khi chúng tôi đến gần họ, Sally rút cái đồng hồ trong giỏ ra và đưa cho người lớn tuổi.

- Đây. Tặng ông. Tôi chắc ông biết cách sử dụng nó.

Ông ta kinh ngạc không kém gì tôi, thử đeo nó vào tay và nói:

- Cám ơn cô. Cám ơn nhiều lắm.

Khi chúng tôi bước đi, ánh mắt Sally long lanh niềm tự hào về điều mà cô ấy vừa làm. Tôi hỏi:

- Tại sao cô làm như vậy chứ?

Sally nhún vai, đáp:

- Hôm nay tôi đang vui và tôi quyết định làm một điều tốt cho ông ta.

- Nhưng ông ta không xứng đáng.

- Ngay cả người nghèo cũng muốn một món quà đặc biệt nào đó.

- Ông ta có thể dùng chiếc đồng hồ đó để mua bia uống.

Sally chỉ mỉm cười và nói:

- Nếu vậy thì sao nào? Tôi không quan tâm tới chuyện đó. Tôi đã làm việc tốt và đó mới là điều quan trọng. Còn điều ông ta làm với cái đồng hồ là thử thách của ông ta.

Chúng tôi về tới tòa nhà, và ai vào phòng nấy. Tôi tự hỏi về cuộc gặp gỡ vừa qua và suy nghĩ mãi đến hai người đàn ông đó. Chắc chắn họ đang ở tiệm cầm đồ và chuẩn bị hưởng thụ với số tiền của Sally.

Hôm sau, tôi đi ăn trưa một mình tại quầy bán thức ăn nhanh bên ngoài tòa nhà. Khi đi bên đường, tôi gặp lại hai người đàn ông hôm qua. Cả hai vẫn lảng vảng quanh đường ống dẫn hơi nóng của tòa nhà. Người lớn tuổi nhận ra tôi, nói:

- Thưa ông, ông vui lòng cho biết mấy giờ rồi ạ?

A ha! Tôi tóm được ông ta rồi! Tôi không còn thấy đồng hồ của Sally cho ông ta đâu nữa. Tôi hỏi với hy vọng khuấy động tâm hồn ông ta:

- Cái đồng hồ mà hôm qua cô thư ký của tôi cho ông đâu?

Ông ta cúi đầu và nhận lỗi:

- Thưa ông, tôi xin lỗi. Nhưng tôi cần phải làm điều đó. Nếu nó là con trai của ông, ông cũng sẽ làm vậy thôi.

Lúc bấy giờ tôi mới nhận thấy chiếc áo choàng mới trên người cậu bé.

Tôi không nói lời nào, đưa một đồng hai mươi lăm xu cho ông ta và tiếp tục đi. Vừa đi, tôi vừa suy nghĩ về sự việc mới xảy ra. Ông ta đã bán cái đồng hồ rồ dùng số tiền đó để mua áo choàng, chứ không phải mua bia. Lòng tốt của Sally đã có ý nghĩa. Lời nói của cô ấy cũng vậy. Thử thách đã có câu trả lời.

Khi tới quầy bán thức ăn nhanh, tôi bỗng thấy không thèm ăn nữa. Tôi quay trở về văn phòng.

Hai người ăn xin vẫn còn ở chỗ cũ. Tôi vỗ vào vai người lớn tuổi khiến ông ta giật mình nhìn lên. Tôi cởi cái áo choàng dài màu xám của tôi, khoác lên vai ông ta, và không nói một lời nào. Khi tôi bỏ đi, tôi biết thử thách của riêng tôi đã được trả lời. Đoạn đường ngắn ngủi thôi, nhưng hai hàm răng tôi đánh lập cập. Nhưng các bạn biết không... đó là một trong những chuyến đi ấm áp nhất trong đời tôi.


Harrison Kelly


Ngày 17-12


THÙNG BÁNH BÍCH QUY GIÁNG SINH


Giáng Sinh lại sắp đến nữa rồi, và tôi đang đứng trong nhà cha mẹ tôi... một lần cuối cùng. Cha tôi đã chết cách đây vài tháng, và ngôi nhà mà chúng tôi từng lớn lên bên nhau đã được bán xong. Hai chị em tôi đang dọn căn gác xép.

Tôi cầm lên một thùng bánh bích quy cũ mà cha tôi dùng để đựng bóng đèn trang trí Giáng Sinh. Khi tôi đứng đó, cầm thùng bánh trong tay, kỷ niệm về một mùa Giáng Sinh lướt qua đầu giống như những bông tuyết bên ngoài cửa sổ đang lất phất rơi xuống.

Năm đó tôi mười một tuổi, và chỉ còn một tuần nữa là tới Giáng Sinh. Một buổi sáng, tôi thức dậy, trong lòng reo vui khoan khoái vì hôm đó là một ngày tuyệt hảo để đi xe trượt tuyết.

Suốt đêm qua tuyết rơi dự dội, và giờ đây chác đám bạn của tôi đang ngồi trong xe trượt tuyết, lao nhanh xuống đồi ở cuối con phố. Các bạn sẽ không gọi đó là một thử thách lớn đâu, nhưng tất cả chúng tôi đền thích thú, và tôi nóng lòng muốn trượt thử trên lớp tuyết mới rơi.

Trước khi tôi đi, mẹ tôi lên tiếng nhắc tôi phải xúc tuyết trên lối đi quanh nhà. Công việc dường như kéo dài bất tận, nhưng sau một giờ rưỡi tôi cũng hoàn tất nó. Tôi vào nhà để uống một ly nước và lấy chiếc xe trượt. Vừa lúc tôi ra tới cửa, điện thoại réo vang.

Mẹ tôi nhấc máy và trả lời một ai đó:

- Vâng. Joey sẽ đến ngay.

Tôi nghĩ thầm: Trời đất ơi, bây giờ không được đâu. Tụi nó đang chờ mình mà. Tôi len lén mở cửa trước, nhưng không có thời gian để chạy đi.

Mẹ tôi thông báo:

- Joey này, bà Bergensen nhờ con tới xúc tuyết trên vỉa hè nhà bà ấy.

Tôi vừa rên rỉ vừa bước ra ngoài:

- Mẹ ơi, nói với bà ấy là chiều nay con sẽ tới.

- Không được. Con phải đi làm ngay. Chiều nay hoặc con sẽ quá mệt hoặc trời sẽ quá lạnh. Mẹ đã nói là con sẽ đến ngay, vậy con đi đi.

Lúc tới gần nhà bà lão, tôi nghĩ thầm: Thật là một ngày xui xẻo... Rồi tôi gõ mạnh vào cánh cửa.

Cửa bật mở ngay, bà Bergensen xuất hiện với nụ cười sáng rỡ trê gương mặt già nua. Giọng bà thánh thót:

- Joey, cảm ơn cháu đã đến. Bà đang mong có một người đến chơi như chẳng thấy ai cả.

Tôi không đáp, chỉ lắc đầu rồi bắt tay vào việc xúc tuyết. Tôi hơi bực bội nên muốn trút hết vào bà Bergensen. Đầu tôi sôi sục: Vâng. Hẳn rồi. Bà đang mong có người đến chơi. Tại sao họ phải đến chứ? Bà chỉ là một bà già mà thôi. Lúc đầu, cơn giận dữ giúp tôi xúc tuyết khá nhanh, nhưng tuyết dày quá.

Rồi tôi bắt đầu nghĩ tới bà Bergensen và chồng bà đã chết cách đây nhiều năm. Tôi biết bà rất cô đơn khi phải sống một mình. Rồi tôi muốn biết bà có trả tiền công cho tôi không và nếu có thì bao nhiêu. Để xem nào, có thể là hai đôla rưỡi với năm mươi xu tiền thưởng. Bà ấy có thể nhờ thằng Jerry ở bên kia đường, nhưng bà ấy lại nhờ mình. Được rồi, mình sẽ kiếm được vài đôla. Nghĩ vậy, tôi bắt đầu làm việc tích cực trở lại.

Tôi phải mất một giờ rưỡi mới hoàn tất. Cuối cùng thì mọi việc cũng xong. Được rồi, bây giờ đến lúc nhận tiền. Tôi gõ cửa nhà bà Bergensen.

- Ồ, Joey, cháu làm giỏi và nhanh quá!

Tôi nhe răng cười trước lời khen. Bà Bergensen nói tiếp:

- Cháu có thể xúc tuyết trên lối đi tới chỗ thùng rác được không?

Nụ cười của tôi tắt ngúm.

- Ơ... được ạ. Cháu chỉ làm vài phút là xong.

Vài phút đó kéo dài tới nửa giờ. Tôi nghĩ: Công việc này ít ra cũng đáng một đôla. Có thể nhiều hơn đấy. Tổng cộng mình có thể kiếm được năm đôla! Tôi lại gõ cửa nhà bà.

- Chắc là cháu muốn nhận tiền công phải không?

Tôi đáp:

- Vâng, thưa bà.

- Bà phải trả cháu bao nhiêu?

Nghe bà Bergensen hỏi, bỗng nhiên lưỡi tôi đờ ra.

- Đây. Một đôla và thưởng thêm cho cháu năm mươi xu. Cháu thấy thế nào hả?

- Thưa bà, được rồi ạ.

Tôi quay về, kéo lê cái xẻng sau lưng. Vâng, thưa bà, được rồi ạ. Ngần ấy công việc mà chỉ được một đôla năm mươi xu. Bà đúng là người keo kiệt. Hai chân tôi tê cóng, hai má và tai nhức buốt vì không khí lạnh lẽo.

Tôi về nhà. Ý tưởng đi chơi không còn lôi cuốn tôi nữa.

Khi tôi lê bước tới cửa trước, mẹ tôi hỏi:

- Con không đi xe trượt tuyết sao?

- Không, con mệt quá.

Tôi ngồi phịch xuống trước tivi và xem một bộ phim ngớ ngẫn nào đó cho hết ngày.

Mấy hôm sau, bà Bergensen đến nhà chơi và nói với mẹ tôi rằng tôi đã làm việc cho bà rất tốt. Bà đề nghị tôi cứ đến xúc tuyết giùm bà mỗi khi có tuyết rơi. Bà có mang đến một thùng đầy bánh bích quy Giáng Sinh do chính tay bà làm. Tất cả số bánh là của tôi.

Khi tôi ngồi ôm thùng bánh trong lòng và nhâm nhi những cái bánh, tôi hiểu rằng việc xúc tuyết giúp bà coi như là một cách tôi tặng quà Giáng Sinh cho bà. Với bà, cuộc sống cô đơn không người giúp đỡ quả thật chẳng dễ dàng gì. Cứ trao tặng những gì bạn có thể... đó là ý nghĩa của Giáng Sinh. Bà Bergensen cho tôi bánh bích quy của bà, tôi cho lại bà thời gian của tôi. Và sự lao động cật lực! Tôi bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn về mọi chuyện, về bà Bergensen nữa.

Mùa hè sau đó, bà Bergensen qua đời. Thế là tôi không phải xúc tuyết trên vỉa hè cho bà ấy nữa.

Nhiều năm trôi qua, đứng trên căn gác xép, cầm hộp bánh quy Giáng Sinh trong tay, tôi như nhìn thấy mặt bà Bergensen và vẻ vui mừng khi bà gặp tôi. Tôi quyết định giữ lại thùng bánh để tự nhắc mình về điều mà tôi đã hiểu ra được cách đây nhiều năm về ý nghĩa thật sự của Giáng Sinh.

Tôi trút những bóng đèn cũ vào thùng rác. Và rồi một mảnh giấy dùng để lót dưới đáy thùng rơi ra. Lúc đó tôi nhận thấy có một cái gì đó được đính bằng băng keo bên trong thùng.

Đó là một phong thư với dòng chữ "Joey thương yêu, cám ơn cháu, và chúc cháu Giáng Sinh Vui Vẻ!" Tôi mởi hong thư đã ngả màu vàng úa ra và thấy một tờ giấy bạc hai mươi đôla... một món quà Giáng Sinh cho tôi, với tình thương yêu, của bà Bergensen... người keo kiệt.


Joseph J. Gurneak



Ngày 18-12


GÓI QUÀ KHÁC THƯỜNG


Ánh sáng của những chùm đèn màu chiếu lấp lánh vào những sợi dây kim tuyến, cùng những quả thông trang trí cho cây thông khổng lồ trong lớp học chúng tôi. Bàn học được đẩy lùi ra sau, thay vào đó là các dãy ghế xếp. Chúng tôi vừa diễn xong màn hoạt cảnh về Giáng Sinh thật tuyệt vời. Bây giờ các phụ huynh và đám bạn bè nôn nóng được về nhà, nhưng họ vẫn ngồi nán lại. Lúc này là giờ trao đổi những món quà được gói thật đẹp đang chất đống dưới gốc thông.

Từ đầu tháng Mười Hai, mỗi đứa chúng tôi phải rút một lá thăm - trên mỗi lá thăm có ghi một cái tên - đựng trong lon cà phê cũ. Nhiệm vụ của chúng tôi là mua quà Giáng Sinh cho người đó. Tất cả chúng tôi đều hy vọng rút được tên của người mình thích hoặc tên của đứa bạn thân.

Giây phút đó rồi cũng tới. Cô giáo chúng tôi lần lượt đưa từng gói quà cho ông già Nô-en để ông gọi tên từng đứa. Vài đứa vội vàng đi lên phía trước rồi ngồi xuống tại chỗ và xé giấy gói quà ra. Những đứa khác thong thả nhận quà, cẩn thận gỡ cái nơ và tờ giấy bọc, cố gắng không làm rách góc nào. Chẳng bao lâu, đủ loại quà cáp được mở ra, từ bảng xếp chữ, kẹo bơ, khăn quàng cổ, găng tay len... cho tới các món đồ chơi nhỏ và cả thú nhồi bông.

Tôi đứng qua một bên với hai đứa bạn thân, Carrie và Megan. Tôi kiên nhẫn đứng chờ, cũng ồ cũng à lên khi chúng mở quà ra. Quà của Carrie do Kevin tặng. Chuyện này không có gì là bất ngờ. Mọi người trong trường đều biết Kevin dìm đầu thằng em trong bờ tuyết cho đến khi nó đồng ý nhường lại tê Carrie cho cậu ta. Kevin tặng Carrie một hộp sôcôla hai cân, và cô nàng hào phóng chia sẻ với Megan và tôi. Tôi nghĩ Carrie đang thầm mong nhận được một cái gì đó riêng tư hơn, như vòng đeo tay hoặc một chiếc nhẫn, nhưng tôi chắc mẹ Kevin có gợi ý về những món mà cậu ta được phép tặng.

Quà của Megan là một cuốn sách gồm 365 hình ô chữ, để "mỗi ô chữ dành cho mỗi ngày trong năm" như lời giới thiệu được in bằng hàng chữ đỏ thắm trên trang bìa. Món quà rất hợp với Megan, vì cô nàng là bộ não của nhóm chúng tôi. Megan vội chạy tới cám ơn Shelby.

Trong lúc Carrie liếc mắt, đá lông nheo với Kevin và Megan nghiền ngẫm cuốn sách mới, tôi liên tục bỏ vào sôcôla vào miệng. Tôi cố gắng tỏ ra bình thản trong lúc đống quà mỗilúc một vơi dần.

Và, khi món quà cuối cùng được gói bằng giấy rực rỡ đã được trao xong, tôi bắt đầu cảm thấy hoảng hốt. Miệng tôi vội mở một nụ cười mà tôi cho là vô cùng can đảm. Điều đó không dễ dàng chút nào, vì tôi rất khát nước sau khi ăn sáu thanh sôcôla và cổ họng tôi khô đắng vì lo lắng.

Ông già Nô-en sắp đứng dậy phát kẹo cho bọn trẻ thì cô giáo đưa cho ông một gói quà nữa. Ông ấy gọi to tên tôi, và tôi phóng một mạch lên phía trước, mừng rỡ tới nỗi không thèm giả bộ bất cần nữa. Ông già Nô-en đưa tôi một phong bì cũ kỹ và có vẻ dơ bẩn. Tôi nghĩ: Kỳ cục thật. Đúng là một món quà khác người thường. Ai lại gói nó như thế này? Tôi loáng thoáng nhớ mình lẩm bẩm nói "cám ơn" trong lúc ai đó trong đám đông bật cười khúc khích. Tôi đỏ mặt, chạy về chỗ mấy đứa bạn.

Carrie hỏi ngay:

- Ai tặng vậy?

Tôi lật phong bì ra phía sau và thấy dòng chữ bằng bút chì "Sarah gửi tặng Barbie". Nhìn thấy cái tên, tim tôi muốn rớt cái bịch xuống đất.

Sarah là con bé mười một tuổi. Gia đình nó chuyển đến vùng này cách đây hai năm. Họ sống trong một căn nhà có diện tích quá nhỏ bé, dù gia định họ ít con cái. Sân trước của họ được chất đầy các loại xe phế thải, nhiềumón đồ chơi bị gãy vụn, một bánh xe đạp, một tay lái xe chở hàng, một con gấu nhồi bông với một chân bị chó gạm nham nhở. Sarah là một con nhỏ dễ thương nhưng lại rất e thẹn. Nó mặc nhiều bộ quần áo lạ lùng, và thường gặp khó khăn trong học tập, nhất là với môn tập đọc. Thỉnh thoảng cô giáo bảo tôi phải giúp nó.

Mẹ thường dạy tôi:

- Tình cảm quan trọng hơn đồ vật. Trên đời này, không có gì tệ bằng làm tổn thương đến tình cảm của người khác.

Vì vậy, với mẹ tôi - và cả căn phòng đầy người đang nhìn - tôi sẵn sàng cư xử như thể vừa nhận được món quà tuyệt vời nhất.

Carrie thì thầm:

- Có lẽ là tiền.


Megan nhận xét:

- Mình nghĩ có lẽ là một bài thơ.

Nhưng khi tôi xé phong bì và thò mấyngón tay vào, tôi biết tụi nó đoán sai rồi. Tôi cảm thấy có vật gì cưng cứng trong góc phong bì. Tôi rút ra một sợi dây chuyền dài bằng bạc. Đong đưa dưới sợi dây là một mặt dây chuyền óng ánh sắc xanh hình giọt nước. Món quà đẹp thật sự.

Tôi ngước nhìn lên và thấy nét mặt lo âu của Sarah bên kia phòng. Tôi toét miệng cười tươi và uốn môi thành hai chữ "cám ơn". Nó cười đáp lại, khoe cả hai hàm răng đều đặn.

Tối hôm đó, qua món quà của Sarah, tôi biết mình đã nhận được nhiều điều hơn. Đó là những bài học có giá trị hơn sợi dây chuyền xinh đẹp của ngày Giáng Sinh năm đó. Tôi biết rằng mình không nên có thành kiến về người khác, rằng tôi là người có thể được gọi tên cuối cùng. Và tôi biết rằng những món quà đẹp và những tấm lòng tốt có thể đến từ những cái gói khác thường.


Barbara King

Ngày 19-12


CON GẤU GIÁNG SINH


Tôi bắt đầu mất hy vọng. Người mà tôi yêu quý nhất đời từ từ lịm dần đi. Bà cố mù lòa, chín mươi tư tuổi của tôi, đang nằm ngủ im lìm trên giường bệnh. Tôi ngồi yên lặng bên cạnh, lắng nghe tiếng o o của máy móc dùng dể duy trì sự sống cho bà. Mặt bà xanh xao và vô hồn. Bà không còn là người bà vui tươi và dí dỏm mà tôi từng biết.

Vô vàn ý tưởng tràn ngập trong đầu tôi. Dường như bà cố yếu dần đi theo từng ngày. Có thể bà không sống nổi qua Giáng Sinh đâu... Tôi cố gắng nghĩ tới một món quà tặng bà. Vì bà cố mù lòa, tôi phải tặng bà món quà gì bà không cần nhìn để biết, bà chỉ cần cảm nhận nó qua bàn tay.

Tôi nhớ lại còn sống chung với chung tôi, bà cố luôn thích sờ soạng và chơi với đám thú nhồi bông của tôi. Bà rất thích bộ sưu tập gấu bông độc đáo của tôi. Tôi biết ngay mình phải tặng gì cho bà. Bà thường muốn có riêng một con gấu nhồi bông! Tôi sẽ đặt của tiệm làm một con gấu bông đặc biệt cho bà.

"Gấu Bông Của Bà" là tên tôi đặt cho con vật có bộ lông dày, màu nâu. Nó hoàn toàn duyên dáng với cái mũi bằng hột nút nhỏ xíu màu đen, và cặp mắt là hai hột nút to tướng màu sôcôla. Tôi mong đợi được đi thăm bà cố vào sáng ngày Giáng Sinh và xem vẻ mặt của bà ra sao khi tôi tặng "Gấu Bông" cho bà.

Ngày đó đến nhanh hơn tôi tưởng. Tôi ôm chặt Gấu Bông trong tay khi cùng gia đình bước tới phòng bà. Bà cố tôi đó, đang nằm trên giường với cặp mắt mở to. Tôi nghĩ bà có cảm giác là chúng tôi sắp đến thăm. Trên mặt bà phảng phất nụ cười khi chúng tôi ngồi xuống cạnh giường, bên cạnh thân hình yếu ớt của bà ẩn dưới lớp chăn mền dày cộp.

Ba tôi nói:

- Chúc bà Giáng Sinh Vui Vẻ!

Gia đình chúng tôi trò chuyện với bà cố một lát cho đến lúc tặng quà. Mẹ tôi tặng bà phấn thơm - loại xức cho em bé - vì bà rất thích xoa lớp phấn mịn màng lên bàn tay. Ba tôi tặng bà kẹo caramen, loại bà rất ưa thích. Anh tôi tặng bà cái áo ngủ mới. Và đến lượt tôi. Tôi nhẹ nhàng đặt con Gấu Bông có bộ lông mượt mà lên đôi tay xương xẩu của bà. Lần cuối cùng tôi nhìn thấy bà vui như vậy là cách đây nhiều tháng.

Bà cố lầm bầm trong miệng, rồi ôm chặt con Gấu Bông suốt thời gian chúng tôi có mặt ở đó. Rõ ràng bà rất yêu Gấu Bông và không muốn ai mang nó đi, vì bà sợ người ta sẽ làm mất nó. Bà nói cám ơn tôi nhiều lần trước khi chúng tôi ra về. Bà hứa sẽ luôn giữ Gấu Bông bên cạnh bà. Từ ngày đó, sức khỏe của bà bình phục dần dần. Mọi người cho rằng đó là một phép lạ.

Một tháng sau, bà cố của tôi trở về nhà dưỡng lão - nơi bà ở trước khi được đưa vào bệnh viện. Cô y tá nói rằng đêm nào bà cố cũng ngủ với Gấu Bông, và không bao giờ bỏ quên nó.

Một hôm, tôi đến thăm nhà dưỡng lão, cô y tá cho biết bà cố tôi là một trong những người vui tính nhất và hạnh phúc nhất ở đó. Cô ấy nói thêm, bà cố chăm sóc Gấu Bông cẩn thận lắm. Tôi đáp:

- Không phải đâu. Chính Gấu Bông chăm sóc cho bà đấy.

Từ khi bà cố tôi có Gấu Bông, sức khỏe bà tiến triển hẳn. Gấu Bông là một món quà hoàn hảo. Bà cố tôi đã qua được mùa Giáng Sinh trong khi tất cả chúng tôi đều nghĩ ngược lại.

Nhiều tháng sau, khi tôi được mười một tuổi, bà cố tôi qua đời thật bình yên trong giấc ngủ. Cô y tá nói cô ấy phát hiện bà cố mất vào buỏi sáng, tay vẫn ôm chặt Gấu Bông. Có thể Gấu Bông không phải là phép lạ đã kéo dài cuộc sống của bà cố và giúp bà cố vui sống những ngày còn lại của cuộc đời... nhưng tôi tin rằng nó đúng là phép lạ.


Molly Walden, 13 tuổi


Ngày 20-12


ÔNG GIÀ NOEL KHÔNG MẶC ÁO ĐỎ


Tôi ngồi phành chân trên ghế trước trong xe Pontiac cũ của chúng tôi, bởi vì đó là cách ngồi hay nhất dànhcho một đứa trẻ lớp bốn. Ba tôi lái xe vào thành phố để mua sắm, còn tôi chỉ đi theo chơi. Đó là lý do tôi nói với ông. Thật ra, tôi có một vấn đề quan trọng cần hỏi ông, mà vấn đề đó cứ lởn vởn trong đầu tôi mấy tuần nay. Tôi bắt đầu lên tiếng:

- Ba à...

Tôi ngập ngừng. Ông không quay sang nói:

- Gì vậy?

- Dạo này, mấy đứa bạn trong trường con thường bàn tán về một điều mà con biết là không đúng...

Tôi cảm thấy môi dưới mình run rẩy vì phải cố kìm lại những giọt nước mắt chỉ trực trào ra.

- Chuyện gì vậy, Punkin?

Tôi biết tâm trạng ông đang vui khi ông dùng cách gọi thân mật như vậy để gọi tôi.

- Tụi nó nói là không có ông già Noel.

Một giọt nước mắt bên phải trào ra. Tôi ấm ức nói tiếp:

- Tụi nó nói con ngốc lắm mới tin là có ông già Noel... Chuyện đó chỉ dành cho con nít.

Một giọt nước mắt bên trái lăn nhanh xuống má. Tôi sụt sùi:

- Nhưng con tin những gì ba đã nói với con. Ông già Noel là có thật. Phải không ba?

Ba tôi dịu dàng nói:

- Patty, bọn trẻ ở trường con sai rồi. Ông già Noel có thật.

Tôi thở ra một hơi nhẹ nhõm:

- Con biết ngay mà!

- Nhưng ba cần nói thêm về ông già Noel với con. Ba nghĩ giờ đây con đã đủ lớn để có thể hiểu những gì ba sắp chia sẻ với con. Con sẵn sàng chưa?

Nét mặt ba tôi dịu dàng hẳn, và ánh mắt của ông thật ấm áp. Tôi biết sắp có một chuyện quan trọng, và tôi sẵn sàng vì tôi hoàn toàn tin tưởng nơi ông. Ba tôi sẽ không bao giờ nói dối tôi.

- Ngày xưa có một người đàn ông thường chu du khắp nơi trên thế giới. Đi tới đâu, ông ấy cũng tặng quà cho những đứa trẻ mà ông thấy là xứng đáng. Con sẽ tìm thấy ông ấy ở nhiều vùng đất khác nhau với nhiều tên khác nhau. Ông ấy là tinh thần của yêu thương vô điều kiện, và ông ấy mong muốn chia sẻ yêu thương bằng cách tặng những món quà từ trái tim. Khi con đến một độ tuổi nào đó, con sẽ biết ông già Noel thật sự không phải là người chui qua ống khói nhà con đêm trước Giáng Sinh. Cuộc đời thật và linh hồn thật của vị thần tiên này sống mãi trong lòng con, trong lòng ba, trong lòng mẹ, trong lòng - cũng như trong tâm trí - của tất cả những ai tin vào niềm vui mà chúng ta tặng cho người khác. Tinh thần thật sự của ông già Noel nằm trong điều con cho đi, chứ không phải điều con nhận được. Một khi con hiểu và chấp nhận khái niệm này, Giáng Sinh càng thêm lý thú và kỳ diệu, vì con biết phép lạ xuất phát từ tâm hồn con, khi ông già Noel sống trong trái tim của con. Con có hiểu những lời ba muốn nói với con không?

Tôi nhìn chằm chằm ra ngoài khung cửa, tập trung vào một thân cây phía trước mặt. Tôi sợ phải nhìn ba tôi - người mà lúc nào cũng đoan chắc với tôi rằng ông già Noel là có thật. Tôi chỉ muốn tin như hồi năm ngoái tôi đã tin - ông già Noel là một vị thần tiên to lớn, mập mạp, mặc bộ đồ đỏ. Tôi không muốn nuốt vào viên thuốc làm người lớn và nhìn thấy mọi việc khác đi.

- Patty, con hãy nhìn ba.

Ba tôi yên lặng chờ đợi. Tôi quay đầu lại nhìn ông.

Ba tôi cũng đang khóc - nước mắt của vui sướng. Nét mặt ông rạng rỡ bởi ánh sáng của hàng ngàn thiên hà, và trong đôi mắt ông, tôi thấy đôi mắt của ông già Noel. Ông già Noel thật sự. Là người bỏ nhiều công sức lựa những món quà đặc biệt mà tôi muốn trong tất cả những dịp Giáng Sinh. Là người sẵn sàng ăn phần cà rốt mà tôi bỏ lại cho con chó Rudolph. Là người - dù không có kỹ năng - vẫn ráp xe đạp, ráp cỗ xe ngựa, và những thứ linh tinh khác cho tôi trong suốt buổi sáng của những ngày Giáng Sinh.

Tôi đã nhận được điều đó. Tôi đã nhận được niềm vui, sự chia sẻ và yêu thương. Ba tôi kéo tôi vào vòng tay ấm áp của ông, âu yếm ôm tôi thật lâu. Hai cha con tôi cùng khóc vớinhau.

Ba tôi nói tiếp:

- Bây giờ thì con thuộc về một nhóm người đặc biệt. Kể từ giây phút này, mỗi ngày trong năm, con sẽ chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với mọi người. Vì giờ đây, ông già Noel đang sống trong tâm hồn con như ông ấy đang sống trong tâm hồn ba. Trách nhiệm của con là thực hiện trọn vẹn tinh thần trao tặng. Đây là một trong những điều quan trọng nhất có thể xảy ra trong suốt cuộc đời con, vì bây giờ con biết ông già Noel không thể tồn tại nếu như không có những người như con và ba - luôn giữ cho ông ấy sống mãi. Con có thể thực hiện được điều này không?

Tâm hồn tôi tràn ngập niềm tự hào, và tôi chắc chắn ánh mắt tôi sáng rực lên vì xúc động. Tôi nói:

- Được, thưa ba. Con muốn ông ấy luôn ở trong tim con, như ông ấy luôn ở trong tim ba. Ba ơi, con yêu ba lắm. Ba là ông già Noel tuyệt vời nhất trong đời con.

Khi đến lúc tôi phải giải thích sự hiện hữu của ông già Noel cho các con tôi biết, tôi cầu xin tôi có tài ăn nói và tình yêu thương như ba tôi vào ngày đã giúp tôi hiểu được ông già Noel không mặc bộ đồ màu đỏ. Tôi hy vọng các con tôi cũng dễ dàng chấp nhận như tôi ngày đó. Và tôi hoàn toàn tin tưởng nơi chúng.


Patty Hansen


Tài sản
 :

12/8/2010, 5:35 pm
pe_vi_1994
dY wA nHuNg nGaY mUa sE lA nHuNg nGaY nAnG
pe_vi_1994
Thành Viên
Thành Viên
pe_vi_1994

Birthday : 23/11/1994
Coin : 48070
Thanks : 21
Status : dY wA nHuNg nGaY mUa sE lA nHuNg nGaY nAnG

Những câu chuyện mùa vọng Giáng Sinh  362380475e2759e82e4Ngày 21-12


BẢNH THẬT SỰ

Trái tim tôi như đang bị bóp nghẹt lại. Khi mẹ tôi và tôi bước vào cửa hiệu, tôi chỉ có một ý nghĩ duy nhất trong đầu: Mình hy vọng chhiếc xe đạp xinh xắn màu hồng vẫn còn ở đó. Nó sẽ là chiếc xe đạp đầu tiên trong đời tôi. Nhưng vì chỉ còn một tuần là đến Giáng Sinh và các của hiệu đều đông nghẹt khách hàng, nên mẹ tôi khẽ nhắc tôi rằng có thể chiếc xe đạp mà tôi muốn đã được bán rồi.

Tôi cảm thấy bụng đang đánh lô tô lên, và hai đầu gối run lẩn bẩy. Tôi lo lắmg tới nổi phải bắt chéo hai ngón tay khi tới gần gian hàng xe đạp. Bụng tôi thắt lại khi nhìn thấy nó ở gần cuối dãy để xe. Nó đấy! Chiếc xe đạp màu hồng bóng loáng của tôi! Nó mới tinh và đẹp quá, thế là tôi phải nhét tay vào túi để tránh sờ vào làm bẩn nó.

Tuần lễ đó trôi qua thật chậm chạp. Ngoài việc nhà trường cho nghỉ học, điều duy nhất chúng tôi mong đợi là chuyến đi từ thiện của trường tới nhà mở dành cho trẻ em đường phố. Chúng tôi đã làm một số đồ chơi cho bọn trẻ sống ở đó. Tôi ngạc nhiên khi thấy một con số rất lớn trên danh sách - chà, có quá nhiều trẻ em không có một mái nhà thật sự để huởng ngày Giang Sinh.

Tuy nhiên, nói đúng ra, tôi không nghĩ nhiều đến việc giúp đỡ đám trẻ đường phố bằng nghĩ đến chiếc xe đạp. Tôi nóng lòng chờ hết kỳ nghỉ đông để mỗi ngày đạp xe đến trường cho mọi người nhìn thấy. Ít ra cũng có một lần tôi là đứa trẻ bảnh nhất.

Trong khi chờ xe buýt tới đưa chúng tôi đến nhà mở để phân phát quà cho bọn trẻ, tôi ngồi vào bàn học của mình và viết thư cám ơn mẹ tôi. Tôi giải thích rằng tôi chưa bao giờ muốn có một vật gì như muốn chiếc xe đạp đó. Khi tôi vừa viết xong lá thư, bác tài xế cũng vừa đến và đưa chúng tôi ra xe. Tôi ngồi kế bên một đứa bạn, cậu ta khoe rằng sẽ được món quà Giáng Sinh là ván trượt tuyết. Chúng tôi nói về sự hồi hộp trước những món quà tuyệt vời đó.

Chúng tôi trò chuyện suốt đoạn đường, và miệng vẫn còn huyên thuyên khi bước qua cánh cửa của nhà mở. Đột nhiên, tôi im bặt, bỏ ngang câu nói dở dang. Tôi bàng hoàng khi nhìn thấy bọn trẻ gầy gò và ăn mặc rách rưới. Tôi cảm thấy buồn bã khi nhìn chung quanh nhà mở.

Cô giáo khuyến khích chúng tôi tìm một đứa trẻ đang sống ở đây và trò chuyện với nó. Tôi để ý tới một con nhỏ ngồi lặng lẽ trong góc phòng. Khi tôi bước lại gần, hình như nó không muốn lên tiếng chào hỏi, nhưng tôi cảm thấy mình nên nói gì đó với nó. Tôi bắt đầu bằng việc hỏi xem nó có hồi hộp chờ Giáng Sinh đến không. Tôi kể rằng tôi sắp nhận được món quà là một chiếc xe đạp. Đột nhiên, mắt nhỏ sáng lên, miệng nở nụ cười thật tươi. Nó nói với tôi rằng nó sẽ là đứa hạnh phúc nhất trên đời nếu có một chiếc xe đạp.

Rồi nhỏ kể cho tôi nghe về cuộc đời mình. Nói đúng ra, nó không có tuổi thơ như một đứa trẻ bình thường. Nó chưa bao giờ biết mùi vị của việc sống trong một gia đình thật sự, với những con vật nuôi của riêng nó... là như thế nào. Cha mẹ nó đều nghiện rượu và thường xuyên gặp khó khăn về tiền bạc. Họ dời chỗ ở liên tục, hoặc vì không thể trả nổi tiền thuê nhà, hoặc bị đuổi ra khỏi nhà bởi một lý do nào đó. Mội việc tồi tệ đến nỗi cuối cùng họ bỏ rơi nó và nó phải vào ở nhà mở này.

Nó không còn ai để gọi là gia đình nữa.

Tôi biết việc nhỏ muốn có một chiếc xe đạp là điều không thể. Ai sẽ mua cho nó? Cha mẹ nó đi rồi, và nó sống trơ trọi một mình trên thế gian này ngoại trừ những người quản lý nhà mở. Tôi cảm thấy xót xa cho nó quá.

Hai chúng tôi mải mê nói chuyện đến nỗi cô giáo phải đến vỗ vai tôi, nói rằng đã đến giờ chúng tôi ra về. Tôi chộp lấy cái cặp, chúc nó một mùa Giáng Sinh vui vẻ, và nhận được những món quà mà mình muốn. Trước khi rời phòng, tôi quay đầu nhìn lại và mỉm cười với nó.

Đêm đó, tôi nằm trên giường nhớ lại những gì con nhỏ kể cho tôi nghe về cuộc sống tại nhà mở. Tôi nghĩ tới cuộc đời nó rồi nghĩ tới cuộc đời tôi. Nói chung, tôi chỉ biết đòi, đòi và đòi... và cho rằng mình vẫn chưa có đủ. Bây giờ tôi gặp một con nhỏ bằng tuổi tôi, hầu như nó chẳng nhận được một thứ gì và nó cho rằng đó là đó là điều bình thường. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao người ta hay nói rằng tôi là một con người may mắn.

Suốt ba ngày sau, tôi cứ suy nghĩ xem có cách nào để giúp cuộc đời nhỏ bạn tốt đẹp hơn. Rồi, ngay đêm trước Giáng Sinh, trong lúc ngồi nghe linh mục giảng trong nhà thờ, ý tưởng bất chợt nảy ra. Tôi muốn tặng cô bạn mới chiếc xe đạp mới của tôi - mà tôi vẫn chưa nhận được!

Khi tôi giải thích tất cả mọi chuyện với mẹ, bà nhìn tôi cười - một nụ cười mà tôi không thể diễn tả được - một nụ cười mà tôi chưa thấy bao giờ. Mẹ tôi tìm tờ báo nói về ngôi nhà mở mà tôi đã đến thăm. Và sáng ngày Giáng Sinh, hai mẹ con tôi tới nhà mở với chiếc xe đạp mới nằm gọn trong cốp xe.

Tôi bước vào với cảm giác nuối tiếc rằng mình sẽ không con chiếc xe đạp nữa, nhưng trong lòng tôi cũng cảm thấy vui sướng. Khi tôi tìm thấy nhỏ đó, nó vẫn ngồi lặng lẽ trong góc phòng như ngày hôm trước. Đầu nó cúi xuống, có vẻ buồn rầu lắm. Tôi bước tới gần, nói:

- Chúc Giáng Sinh Vui Vẻ.

Rồi tôi nói tôi có một món quà cho nhỏ.

Mặt nó sáng bừng và nó mỉm cười khi ngước lên nhìn tôi. Ánh mắt nó vui vẻ hơn lần trước. Tôi nắm tay nhỏ và dẫn ra cửa. Dựng ngay bên ngoài là chiếc xe đạp màu hồng của tôi với chiếc nơ to tướng màu đỏ. Tôi mong chờ được thấy nó toét miệng nhe răng cười thật tươi, nhưng thay vào đó, tôi thấy một giọt nước mắt trong veo lăn xuống má nó. Nó sung sướng đến nỗi phải bật khóc. Nó luôn miệng cám ơn tôi. Và lúc đó tôi biết rằng điều tôi vừa làm mới là "bảnh" thật sự. Tôi biết mình đã biến con nhỏ thành đứa trẻ hạnh phúc nhất trên đời.

Nhưng tôi không hề biết rằng, việc tôi cho chiếc xe đạp duy nhất - mà tôi có - đã thay đổi cách suy nghĩ của tôi về cuộc sống. Qua thời gian, tôi thấy mình không còn tham lam như trước đây nữa.

Giờ đây tôi đã biết: Nhận một món quà tuyệt vời sẽ làm tôi cảm thấy sung sướng, nhưng thật lòng tặng một món quà cho người khác còn khiến tôi sung sướng gấp bội lần.

Tôi cũng biết rằng tôi đã hy vọng nhiều vào chiếc xe đạp đó để hình ảnh tôi có vẻ bảnh hơn. Mặc dù tôi không còn dịp đạp xe đến trường để khoe mẽ, mẹ tôi rất tự hào về tôi và những người khác cũng vậy. Về lâu về dài, lòng tốt của tôi có nhiều ý nghĩa hơn là một chiếc xe đạp - hoặc bề ngoài bảnh bao.


Brittany Anne Reese, 15 tuổi

Ngày 22-12


KỶ NIỆM ĐÁNG NHỚ


Hồi tôi còn nhỏ, cứ mỗi mùa Giáng Sinh, cha tôi đều hỏi tôi:

- Con còn nhớ đêm trước Giáng Sinh năm đó không? Còn nhớ hai đứa bé tới xin chúng ta tiền vé xe không?

Vâng, tôi nhớ. Mặc dù đã hơn ba mươi lăm năm qua nhưng chúng tôi vẫn còn nhớ rất rõ.

Đêm hôm đó là đêm trước Giáng Sinh. Khách hàng vội vội vàng vàng ra vào các cửa hiệu để mua quà muộn. Ngay lúc đó, mẹ tôi quên một vài nguyên liệu cần thiết cho bữa tiệc Giáng Sinh của gia đình. Thế là mẹ giao nhiệm vụ đi mua sắm cho cha con tôi.

Chúng tôi nhanh chân dạo qua các lối đi, lựa hạt hồi và hạt đậu khấu cho mòn bánh mì trong bữa sáng Giáng Sinh. Rồi tới hũ kem tươi và quả hồ đào cho món bánh nướng nhân bí. Rồi thêm một ổ bánh mì để làm món gà tây nhồi. Cha tôi kiểm tra lại các món trên danh sách của mẹ và trả tiền.

Một lần nữa, chúng tôi gồng mình lên chịu cái lạnh giá buốt ở bên ngoài. Chúng tôi vừa ra khỏi cửa hiệu, thì một giọng nói nho nhỏ vang lên:

- Làm ơn cho chúng cháu mười xu để chúng cháu mua vé xe về nhà.

Cha tôi bước lùi lại và đứng yên. Mắt chúng tôi chạm vào ánh mắt van nài của một con bé khoảng chín tuổi. Nó đang nắm bàn tay trần trụi của một thằng em sáu tuổi.

Cha tôi hỏi:

- Các cháu sống ở đâu?

Con bé trả lời:

- Ở đại lộ Easton.

Chúng tôi ngạc nhiên. Bây giờ là buổi tối - buổi tối trước Giáng Sinh - vậy mà hai đứa trẻ này lại cách xa nhà hơn ba dặm.

Cha tôi hỏi:

- Các cháu làm gì mà ở xa nhà quá vậy?

Con bé đáp:

- Chúng cháu chỉ đủ tiền đi xe điện tới đây thôi. Chúng cháu đến đây xin tiền mua thức ăn cho Giáng Sinh, nhưng không ai cho cả và chúng cháu sợ rằng phải đi bộ về nhà.

Sau đó, con bé cho biết cha chúng bị mù, mẹ chúng bị bệnh, ở nhà còn năm đứa lóc nhóc nữa.

Cha tôi là một doanh nhân cương nghị, nhưng tấm lòng ông dịu dàng và ấm áp như đôi mắt nâu của con bé. Ông nhìn lui vào cửa hiệu Moll và nói:

- Bác nghĩ, điều trước tiên là chúng ta đi mua thực phẩm đã.

Cha tôi nắm tay con bé. Thằng em trai vội vàng nắm tay tôi.

Một lần nữa, chúng tôi lại xuôi ngược trên các lối đi trong cửa hiệu. Lần này, cha tôi lựa hai còn gà mập mạp, khoai tay, cà rốt, sữa, bánh mì, cam, tao, chuối, kẹo, và đậu phọng. Khi rời cửa hiệu, chúng tôi phải xách theo hai bao thực phẩm to tướng ra xe. Hai đứa bé đầy vẻ tin tưởng đi sau.

Chúng chỉ đường cho chúng tôi đến đại lộ Easton Nhà chúng ở trên lầu của một tòa nhà gạch cũ kỹ. Tằng một dành cho các cơ sở thương mại, tầng hai dành cho người ở thuê. Nơi đầu cầu thang, một bóng đèn treo lên một sợi dây điện thoại, đong đưa nhè nhẹ, khi chúng tôi leo lên các bậc thang gỗ cũ rích để tới căn hộ của chúng.

Con bé và thằng em trai chạy ào qua cửa, báo tin rằng chúng mang về hai bao thực phẩm. Gia đình đúng như con bé mô tả: Người cha bị mù, còn người mẹ đang bệnh nằm trên giường, năm đứa nhỏ khác nằm lăn lóc, lạnh lẽo trên sàn.

Cho tôi tự giới thiệu. Rồi sợ làm cho người đàn ông lúng túng, cha tôi nói tiếp:

- À... xin chúc gia đình Giáng Sinh Vui Vẻ.

Nói xong, cha tôi để hai bao thực phẩm lên bàn.

Người đàn ông nói:

- Cám ơn ông. Tên tôi là Earl Withers.

Cha tôi quay người lại đột ngột:

- Withers à? Ông quen biết Hal Withers chứ?

- Biết. Ông ấy là chú tôi.

Hai cha con tôi choáng váng. Cô tôi - tức chị gái cha tôi - kết hôn với ông Hal Withers. Mặc dù không phải là bà con máu mủ, chúng tôi vẫn cảm thấy có liên hệ với dượng Hal. Tại sao gia đình này lâm vào cảnh ngộ như vậy? Tại sao họ lại nghèo khổ, thiếu thốn trong khi họ có rất nhiều bà con sống cùng thành phố? Đúng là một sự trùng hợp lạ lùng.

Nhiều năm trôi qua, sự việc đó vẫn ám ảnh tôi. Vậy ý nghĩa của đêm trước Giáng Sinh năm đó là gì?

Có lẽ cha tôi đã thực hiện vai trò của một phúc tinh. Đúng rồi! Chúa đã giao công việc đó cho chúng tôi, và may mắn thay, chúng tôi đã làm xong.

Bây giờ cha tôi đã qua đời. Tuy nhiên, cứ vào mỗi tháng Mười Hai, tôi lại nghe văng vẳng câu hỏi của cha: "Con còn nhớ đêm trước Giáng Sinh năm đó không?"

"Vâng, thưa cha, con nhớ." Và con tin rằng cuối cùng con đã tìm ra câu trả lời. Chúng ta là những người được ban phúc lành khi hai đứa bé ngây thơ tặng cho chúng ta ý nghĩa thật sự của Giáng Sinh: Khi cho được phước hơn là khi nhận.

Đó là kỷ niệm Giáng Sinh đẹp nhất đời tôi. Và tôi nghĩ đó cũng là kỷ niệm đẹp nhất của cha tôi nữa.



Dorothy DuNard


Ngày 23-12


KHÔNG THỂ ĐO ĐƯỢC TÌNH YÊU


Hai! Chỉ còn hai tuần nữa đến Giáng Sinh vậy mà quanh gốc cây thông chẳng có gói quà nào cả. Tôi đoán năm nay gia đình tôi không đủ khả năng để mua quà. Tôi biết tất cả tiền bạc đều dùng để thanh toán hóa đơn, tiền thuê nhà và mua thức ăn cho gia đình. Tôi hiểu tầm quan trọng của điều đó. Nhưng dù sao cũng sắp Giáng Sinh!

Nghĩ rằng mình có thể làm được một điều gì, tôi nhìn quanh phòng, sục sạo vào những chỗ bí mật, xem mình có giấu tiền ở đâu không. Sau đó, tôi vào phòng khách, lục lọi cả dưới nệm sa-lon. Tôi lộn nguợc các túi quần và túi áo, hy vọng tìm được ít nhất là mười đôla. Nhưng chỉ tìm được bảy. Tôi nghĩ thầm: Ôi, trời ơi! Làm sao mình mua được năm phần quà với bảy đôla? Mua những món rẻ nhất ở cửa hiệu Chín Mươi Chín Xu cũng không thể được.

Một tuần trôi qua nhưng chẳng có một món quà nào nằm nơi gốc cây thông. Một hôm, trong bữa ăn trưa, tôi nghĩ đến chuyện hỏi cha mẹ xem họ có quên ngày lễ sắp đến hay không, nhưng tôi quyết định im lặng. Tôi biết tình cảnh khi không có tiền là như thế nào rồi.

Đêm đó, tôi cầu xin rằng trong ngày Giáng Sinh, gia đình có thể cho tôi một món quà đặc biệt, và chúng tôi có thể sống một cuộc sống khá giả hơn - một cuộc sống không phải lo lắng về chuyện tiền bạc.

Thời gian qua đi, tôi bắt đầu tuyệt vọng. Để xua tan hình ảnh món quà Giáng Sinh ra khỏi đầu óc, tôi quyết định đi chơi với San, bạn tôi. Trong khi chúng tôi chơi đùa và trò chuyện, San hỏi tôi có món quà nào chưa. Nếu nói "chưa" thì tôi cảm thấy ngượng, vì vậy tôi nói là mình không biết chắc. Có lẽ không bao lâu nữa tôi cũng sẽ có.

Tôi hỏi San:

- Còn bạn thì sao?

San trả lời với vẻ hào hứng:

- Nơi gốc thông có hơn mười gói quà đề tên tớ.

Tôi ngạc nhiên khi thấy nó có nhiều quà đến thế. May thay, lúc đó tôi phải vào nhà để ăn tối, vì vậy tôi không phải chịu đựng thêm cuộc trò chuyện đó nữa.

Trong suốt bữa ăn, tôi nhớ tới ông già Noel. Tôi nghĩ ông ấy sẽ mang nhiều quà đến cho tôi và gia đình tôi. Chỉ còn bốn ngày nữa là Giáng Sinh, vì vậy tôi quyết định mình phải ngoan ngoãn hơn. Tôi phải cố tạo một ấn tượng tuyệt vời với ông già Noel!

Sáng hôm sau, tôi lập danh sách những món quà mà tôi muốn có. Phần thời gian còn lại, tôi bận rộn phụ giúp gia đình và cố gắng thật ngoan. Miễn tôi tin rằng thật sự có ông già Noel, thì tôi biết ông ấy sẽ đến.

Đêm hôm đó, trước khi đi ngủ, tôi lại cần xin cho tôi và gia đình tôi có quà. Rồi tôi bắt đầu cảm thấy xấu hổ về sự ích kỷ của mình. Thế là, thay vì xin quà, tôi cầu nguyện cho tình yêu và hạnh phúc, và tôi muốn có một gia đình thật tuyệt vời như thế này mãi mãi.

Buổi sáng hôm sau, tôi thức dậy sớm và cảm thấy lòng lâng lâng. A, Giáng Sinh rồi! Tôi hồi hộp tới nỗi nhảy bộp ra khỏi giường và đi thẳng tới cây thông Giáng Sinh.

Không có một món quà nào cả!

Lúc đầu, tôi cảm thấy buồn. Nhưng rồi tôi nhìn quanh, thấy gương mặt của mọi người trong gia đình tôi đầy ắp yêu thương và hạnh phúc khi họ chuẩn bị bữa điểm tâm Giáng Sinh đặc biệt. Ngay lúc đó, tôi nhận ra chúng tôi thương yêu nhau biết bao nhiêu!

Tôi bắt đầu hiểu rằng ông già Noel đã mang đến cho tôi món quà tuyệt vời nhất trong đời. Đó là tình yêu. Khi nghe cha tôi nói "Ba thương con", khi nghe mẹ tôi nói "Mẹ thương con", khi biết cha mẹ tôi luôn có mặt bên cạnh tôi, thì đó quả là món quà tuyệt vời nhất mà tôi có được.

Hồi mới tám tuổi, tôi đã biết không thể đo tình yêu bằng những món quà dưới gốc cây thông Giáng Sinh. Tình yêu là sức mạnh. Tình yêu là điều đặc biệt. Miễn là chúng ta có tình yêu thương, thì mỗi ngày sẽ là ngày Giáng Sinh đối với chúng ta.


Quynh Thuc Tran, 10 tuổi

Ngày 24-12

CON MÈO VÀ NGÔI SAO GIÁNG SINH


Nước mắt rơi lã chã xuống tờ giấy bìa bên dưới, làm nhòe nét mực của cây bút lông mà tôi dùng để ghi hàng chữ "Mất tích. Mèo mướp màu xám, bàn chân màu trắng, đôi mắt màu xanh".

Linda - con mèo mất tích của tôi - rất thân thiết với tôi ngay từ ngày tôi nhận nuôi nó cách đây hai năm. Mặc dù bị tôi đặt cho cái tên con gái (chúng tôi đã sai lầm khi đoán giới tình của nó), nó chẳng thèm bận tâm tới điều đó. Cho đến hôm nay, khi chúng tôi tách nó ra khỏi gia đình nó ở South Carolina để mang về Virginia, nó tỏ ra chịu đựng được cái tên mới. Mỗi ngày, Linda đều trung thành chào đón tôi khi tôi đi học về. Nhưng gần đây, em gái tôi vừa mới nhận nuôi một chú mèo con khác, thì Linda không chấp nhận điều đó. Vẻ mặt đầy tự ái của Linda sau khi gặp gỡ chú mèo con vẫn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Không lâu sau, vào một đêm nọ, nó không về nhà để ăn bữa tối. Tôi gọi tên nó hàng trăm lần nhưng nó vẫn không xuất hiện. Những cảnh trang trí vui tươi và đẹp mắt đón mừng Giáng Sinh của mọi nhà không làm tôi phấn khởi lên được. Tôi miễn cưỡng lên giường ngủ, hy vọng sáng hôm sau nó sẽ xuất hiện. Nhưng tôi lầm. Và hai ngày sau, tôi bắt đầu cảm thấy hoảng hốt.

Tôi điên cuồng gọi điện tới trạm nuôi thú hoang ở địa phương, nhưng không có con mèo nào khớp với sự mô tả của tôi. Rồi, cùng với sự trợ giúp của gia đình, tôi viết những tấm áp phích về Linda. Thậm chí, một đài phát thanh địa phương còn sẵn lòng thông báo cái tin Linda mất tích. Mỗi ngày, sau khi đi học về, tôi bỏ ra nhiều giờ lội bộ (hoặc chạy xe đạp) quanh xóm để đi tìm nó. Tôi gọi tên nó cho đến khi giọng khàn hẳn đi. Mỗi tối, trước khi đi ngủ, tôi đều cầu xin Chúa mang con mèo về với tôi.

Vào trước ngày Giáng Sinh, con Linda vẫn chưa về. Nó đã mất tích tám ngày rồi. Sau khi đi lễ nhà thờ về và dùng bữa ăn tối thịnh soạn cùng gia đình, tôi lo lắng và buồn bã leo lên giường. Một lần nữa, tôi cầu xin Chúa đưa con Linda về với tôi. Rồi quá kiệt sức, tôi lăn ra ngủ say.

Mấy giờ sau đó, đồng hồ trên radio của tôi nhấp nháy con số 11:59. Tôi đột ngột tỉnh dậy. Hiếm khi nào tôi tỉnh dậy vào nửa đêm, vì tôi nổi tiếng là người ngủ say mà. Nhưng khi nằm lặng yên trong bóng tối, tôi hoàn toàn tỉnh táo, và bỗng dưng muốn ngồi dậy để ngắm những ngôi sao trên trời.

Nhiều năm nay, tôi có truyền thống ngắm bầu trời trước đêm Giáng Sinh, để tìm ngôi sao sáng nhất, mà tôi muốn tưởng tượng đó là "Ngôi Sao Giáng Sinh". Tôi không biết nó có thật sự là Sao Bắc Đẩu đã dẫn đường cho các nhà thông thái ngày xưa đến chỗ Jesus Hài Đồng đang nằm trong máng cỏ hay không. Nhưng tôi rất thích ngắm nó trước khi đi ngủ và đêm trước Giáng Sinh. Trong khi tôi đang nằm đó, tự hỏi tại sao mình lại đột ngột tỉnh giấc, tôi nhận ra là năm nay tôi không thèm nghĩ tới việc tìm kiếm "Ngôi Sao Giáng Sinh".

Tôi hăm hở nhảy ra khỏi giường, nhìn qua màn cửa sổ phòng ngủ, nhưng tôi không thể nhìn thấy ngôi sao nào. Thế rồi một ý nghĩ bất ngờ ập đến. Bây giờ thử ra ngoài cửa trước. Nhanh lên.

Nghĩ đến việc mở cửa và đi ra bên ngoài với luồng gió lạnh buốt, tôi cảm thấy chẳng thích thú chút nào, nhưng dù sao, tôi cũng phải tìm kiếm Ngôi Sao Giáng Sinh. Thế là tôi mở hai ổ khóa và đẩy mạnh cánh cửa ra. Run rẩy trong chiếc áo ngủ, tôi nhìn lên bầu trời cho đến khi một đốm trắng màu bạc lọt vào ánh mắt của tôi. Ngôi Sao Giáng Sinh!

Tôi đứng nhìn ngôi sao một lát, rồi với tay khép cánh cửa lại. Vừa kéo cánh cửa, tôi vừa cúi xuống nhìn các bậc tam cấp. Và tôi trông thấy nó, Linda - ốm o, run rẩy, bốc lên mùi xăng dầu. Nó ngồi im lặng trước mặt tôi. Đôi mắt xanh biếc của nó tim đôi mắt tôi như muốn nói "Xin lỗi. Cô sẽ nhận lại tôi chứ?"

Ngay lập tức, tôi ẵm nó lên. Nhưng trước khi đóng cửa, tôi đứng lại với con mèo Linda trong tay - để nhìn Ngôi Sao Giáng Sinh một lần nữa. Và tôi biết rằng mình sẽ có một ngày Giáng Sinh thật trọn vẹn và vui vẻ.


Whitney Von Lake Hopler




Ngày 25-12


SỰ HY SINH CỦA MASON


Đó là một buổi sáng Giáng Sinh, vàa năm đó, Mason, đứa con trai duy nhất của tôi được mười ba tuổi. Tôi nuôi nó một mình suốt mười năm trời nay. Chồng tôi bị mắc bệnh ung thư khi Mason lên hai, và qua đời khi Mason lên ba. Những năm tháng sau đó quả là gian nan và vất vả, nhưng con trai tôi và tôi có sự gắn bó với nhau rất đặc biệt. Chúng tôi là bạn thân của nhau, và con trai tôi là đứa trẻ quan tâm nhất, ân cần nhất mà tôi biết.

Ở tuổi mười ba, mỗi tuần Mason nhận được năm đôla cho việc giữ gìn phòng ngủ sạch sẽ và làm vài việc lặt vặt trong nhà. Mỗi lần nhận tiền xong, nó nhảy lên chiếc xe đạp, phóng tới một cửa hiệu gần nhà để mua kẹo hoặc cuốn tạp chí mới ra. Hình như nó không biết tiết kiệm tiền, vì vậy khi Giáng Sinh sắp tới, nó không còn gì để mua quà tặng người khác. Tôi chưa hề nhận món quà nào mà nó đi mua ở cửa tiệm, chỉ toàn là do nó tự tay làm ở nhà. Bởi vậy năm nay tôi chẳng chờ mong điều gì khác.

Sau khi Mason mở hết những gói quà của nó ra, nó cám ơn tôi, hôn tôi thật mạnh rồi chạy nhanh vào phòng mình. Tôi tự hỏi tại sao nó không muốn ở lại chơi với những món quà mà nó vừa nhận được. Bận suy nghĩ, tôi giật mình khi Mason xuất hiện trước mặt tôi, hai tay cầm một gói quà bọc giấy thật đẹp. Tôi cho rằng đó là một đề án mà nó đã làm ở trường, và lần này tôi muốn biết nó đã sáng tạo ra cái gì. Tôi yêu quý tất cả những món quà của nó, cũng như yêu quý chính nó.

Trong hộp là một đôi găng tay da màu đen, đắt tiền và mới tinh, bảng giá tiền vẫn còn đính vào đó. Vẻ mặt tôi lộ rõ nét bàng hoàng. Nước mắt rưng rưng, tôi hỏi Mason lấy chúng ỏ đâu vậy. Nó nói thật gọn:

- Con mua ở cửa hiệu. Chứ mẹ nghĩ ở đâu?

Tôi bối rối, vì tôi biết nó không có nhiều tiền như thế. Tôi hỏi xem ai đã giúp nó mua đôi găng tay này, thì nó lắc đầu rồi ngẩng cổ lên nói tự mua một mình.

Cuối cùng, tôi đã bắt buộc Mason giải thích ở đâu mà nó có tiền mua quà cho tôi. Thì ra nó đã bán chiếc xa đạp mới của nó cho một đứa bạn ở trường - chiếc xe mà nó nhận được vào dịp sinh nhật cách đây hai tháng.

Tôi bật khóc khi nghĩ đến sự hy sinh của con trai. Qua dòng nước mắt, tôi nói rằng đây là điều ân cần nhất mà nó hành động vì tôi, nhưng tôi muốn lấy lại chiếc xe đạp cho nó.

Mason trả lời giản dị:

- Đừng, mẹ à. Bởi vì ba không còn sống với chúng ta nên chẳng có ngày Giáng Sinh nào mẹ nhận được món quà ưng ý. Và cũng hiếm khi mẹ mua quà đẹp cho bản thân. Con muốn tặng cái này cho mẹ. Chiếc xe đạp cũ của con vẫn còn tốt lắm. Mẹ cứ giữ đôi găng tay đi, và mỗi lần đeo vào tay, mẹ biết rằng con yêu mẹ.

Sáng hôm đó, hai mẹ con tôi đi lang thang bên nhau hàng giờ, và tôi không hề rời đôi găng tay. Kể từ ngày đó, tôi thường xuyên đeo đôi găng tay cho đến khi chúng bị thủng lỗ. Nhưng tôi vẫn giữ chúng, cất trong ngăn tủ của tôi. Thỉnh thoảng tôi bắt gặp chúng và thế là nhớ đến sự hy sinh của Mason. Ngay lập tức, món quà của tình yêu thương tràn ngập cõi lòng tôi - món quà của buổi sáng Giáng Sinh năm đó - món quà không bao giờ phai tàn.


Veneta Leonard



the end..........
chuc moi ng giag sinh vui ve


Tài sản
 :

12/8/2010, 8:18 pm
Vũ Nguyên
Có ra đời mới biết vinh liền nhục
Vũ Nguyên
4rum Manager
4rum Manager
Vũ Nguyên

Birthday : 23/08/1991
Coin : 57177
Thanks : 44
Status : Có ra đời mới biết vinh liền nhục

hi, truyện dài quá. đọc từ từ vậy. Mình chuyển nó vô mục Câu lạc bộ văn học nghê thuật hen, cho nhìu ng cùng đọc, cám ơn bạn về bài viết này hen.


12/9/2010, 10:00 am
luckyboy
luckyboy
Thành Viên
Thành Viên
luckyboy

Coin : 52001
Thanks : 3

nó giông giống như nhật kí vậy! dài wóa!...


12/9/2010, 3:39 pm
pe_vi_1994
dY wA nHuNg nGaY mUa sE lA nHuNg nGaY nAnG
pe_vi_1994
Thành Viên
Thành Viên
pe_vi_1994

Birthday : 23/11/1994
Coin : 48070
Thanks : 21
Status : dY wA nHuNg nGaY mUa sE lA nHuNg nGaY nAnG

Vũ Nguyên đã viết:
hi, truyện dài quá. đọc từ từ vậy. Mình chuyển nó vô mục Câu lạc bộ văn học nghê thuật hen, cho nhìu ng cùng đọc, cám ơn bạn về bài viết này hen.


uhm
tk Những câu chuyện mùa vọng Giáng Sinh  520870


Tài sản
 :

12/11/2010, 10:56 am
ThanhThanh
đừng nói là tôi không biết, mà hãy nói là tôi chưa biết!
ThanhThanh
Thành Viên
Thành Viên
ThanhThanh

Birthday : 09/05/1991
Coin : 56256
Thanks : -8
Status : đừng nói là tôi không biết, mà hãy nói là tôi chưa biết!

đọc mòn mắt lun!


12/11/2010, 2:51 pm
avatar
super_man_pl
Thành Viên
Thành Viên
avatar

Birthday : 19/02/1992
Coin : 51948
Thanks : 1

dài quá Vi ơi ! nói xấu


Sponsored content



 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
Những câu chuyện mùa vọng Giáng Sinh  Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất