|
| 9/29/2010, 9:40 pm | |
9/29/2010, 10:18 pm | |
| | | | Status : ♥♥www.mobileworld.vn♥♥
|
|
| | |
| |
Em chưa học tới |
|
|
9/29/2010, 10:24 pm | |
| | | |
| |
bạn có thể đưa bài đó lên hok?? =.=
|
|
|
9/30/2010, 11:43 am | |
| | | |
| |
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom, Oán hận trông ra khắp mọi chòm. Mõ thảm không thua mà cũng cốc, Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ, Sau giận vì duyên để mõm mòm. Tài tử , văn nhân ai đó tá? Thân này đâu đã chịu già tom.
|
|
|
9/30/2010, 11:49 am | |
| | | |
| |
Tiểu sử của Hồ Xuân Hương đến nay vẫn còn nhiều điểm gây tranh cãi. Thậm chí có một vài ý kiến còn cho rằng những bài thơ được xem là của Hồ Xuân Hương hiện nay do nhiều người sáng tác, nghĩa là không có ai thực sự là Hồ Xuân Hương. Dựa vào một số tài liệu lưu truyền, những bài thơ được khẳng định là của Hồ Xuân Hương, các nhà nghiên cứu đã tạm thừa nhận một số kết luận bước đầu về tiểu sử của nữ sĩ:
- Hồ Xuân Hương thuộc dòng dõi họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đây là một dòng họ lớn có nhiều người đỗ đạt và làm quan nhưng đến đời Hồ Phi Diễn - thân sinh của bà - thì dòng họ này đã suy tàn.'
- Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ Xuân Hương như Nguyễn Hữu Tiến, Dương Quảng Hàm thì bà là con ông Hồ Phi Diễn (sinh 1704) ở làng Quỳnh Ðôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông thi đậu tú tài năm 24 tuổi dưới triều Lê Bảo Thái. Nhà nghèo không thể tiếp tục học, ông ra dạy học ở Hải Hưng, Hà Bắc, để kiếm sống. Tại đây ông đã lấy cô gái Bắc Ninh, họ Hà, làm vợ lẽ - Hồ Xuân Hương ra đời là kết quả của mối tình duyên đó.
- Bà sống vào thời kỳ cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn, tức cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Do đó bà có điều kiện tiếp thu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của quần chúng và chứng kiến tận mắt sự đổ nát của nhà nước phong kiến.
- Bà xuất thân trong một gia đình phong kiến suy tàn, song hoàn cảnh cuộc sống đã giúp nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi với quần chúng lao động nghèo, lăn lộn và tiếp xúc nhiều với những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội.
- Hồ Xuân Hương ít chịu ảnh hưởng của Nho giáo, vậy tại sao lại có chuyện "cổ nguyệt đình"?. Bà không dùng chữ nho cũng đâu thể cho rằng bà ít chịu ảnh hưởng của nho giáo, mà phải xem lại xã hội thời đó, bà là một nhà thơ nên cũng là một minh chứng cho xã hội thời đó về mặt nhân sinh quan cũng như về phương diện văn chương.
- Bà là một phụ nữ thông minh, có học nhưng học hành cũng không được nhiều lắm, bà giao du rộng rãi với bạn bè nhất là đối với những bạn bè ở làng thơ văn, các nhà nho. Nữ sĩ còn là người từng đi du lãm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước.
- Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc. (Nhưng theo tài liệu của GS Hoàng Xuân Hãn và ông Lê Xuân Giáo thì nữ sĩ có tới 3 đời chồng chứ không phải hai: Tổng Cóc, Ông Phủ Vĩnh – tường, và cuối cùng là quan Tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiến).
Có thể thấy Hồ Xuân Hương không phải là một phụ nữ bình thường của thời phong kiến mà bà đã có một cuộc sống đầy sóng gió.Các tác phẩm
Các tác phẩm của bà đã bị mất nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ chữ Nôm truyền miệng.
Năm 1962, ông Trần Văn Giáp đã công bố 5 bài thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương trên báo Văn nghệ viết về vịnh Hạ Long. Đến năm 1983, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã dịch và đặt tên cho 5 bài thơ này (bao gồm: Độ Hoa Phong, Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương) và công bố trong bài Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long, đăng trên tập san Khoa học xã hội, tại Paris vào năm 1984. Năm 1964, nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại phát hiện một tập thơ nữa tên là Lưu hương ký 琉香記, theo những nghiên cứu đến nay nhiều người tán thành rằng những bài thơ trong đó là của Hồ Xuân Hương. Lưu Hương Kí là tập thơ có nội dung tình yêu gia đình, đất nước, nó không thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương, cho nên, việc nghiên cứu giá trị thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu được thực hiện trên những bài thơ Nôm truyền tụng của bà. |
|
|
9/30/2010, 8:08 pm | |
| | | |
| |
@phanthaitan : bạn đưa nhầm bài tự tịnh I rùi.
mình học qua lâu rùi, nên cũng hok nhớ rõ lắm nội dung nói gì. mình xhỉ xin góp một số ý kiến: -hai câu đề :bạn chú ý về thời gian (đêm khuya,trống canh dồn:thời xưa tiếng trống thường xuất hiện về khuya để báo giờ theo canh) và không gian , và từ láy "văng vẳng" để nói lên nỗi cô đơn, sự cô quạnh và cả nỗi buồn.từ láy "văng vẳng": bạn có thể nhấn mạnh rằng tiếng trống dường như rất gần->bà có thể cảm nhận rõ mồn một->nhấn mạnh sự cố đơn."trơ":cả sự oán hận, giận dỗi."hồng nhan": chỉ người phụ nữ đẹp -hai câu thực :cô đơn, không ai bầu bạn, chỉ có rượu, có trăng làm bầu bạn.nhưng khổ nỗi càng uống lại càng tỉnh_>sự cô đơn quá lớn, xâm chiếm lấy bản thân bà."vầng trăng bóng xế"->tuổi đời của nữ sĩ."khuyết chưa tròn":bạn có thể nói nhiều nghĩa.theo mình khi mình phân tích mình sẽ lấy chữ "tròn" để nói về hạnh phục của bà.trăng đẹp nhất khi tròn.hạnh phúc của bà thì khuyết,chứng tỏ bà không hạnh phúc -hai câu luận:chú ý các động từ "xiên ngang", "đâm toạc"->động từ thể hiện sức sống mnạh mẽ-.nói về sức sống của bà -hai câu kết: nói về quy luật của cuộc đời, xuân đến, xuân đi,rồi xuân quay lại->cuộc đời cô đơn của bà cứ thế lặp đi lặp lại.nhưng tuổi của con người thì ngày một lại già đi."mảnh tình san sẻ tí con con" : ước muốn bình dị và đơn sơ được hạnh húc như bao người.nhưng bà không cần nhiều chỉ cần tí con con dẫu thế nhưng sao khó quá.
p/s:tóm lại, đề chỉ muốn bạn phân tích bài thơ để nói lên được bà là một người phụ nữa đẹp, có tài, nhưng xã hộii lại không biết trân trọng.và nói lên cuộc sống cô đơn của bà mà thôi. khi phân tích bạn lồng vào những yếu tố của cuộc đời bà là ok liền.có gì tham khảo trên mạng.có nhiều bài viết rất hay. vì dụ một bài tham khảo: http://forum.vuilachinh.org/showthread.php?t=25221 |
|
|
10/2/2010, 9:27 pm | |
10/3/2010, 7:16 am | |
 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục | |
|
 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục | |
| |
Trả lời nhanh |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | | | Trang 1 trong tổng số 1 trang | | | | | | | | | |
|
|